Giá bán nhiều sản phẩm sau khi chỉ dẫn địa lý tăng 100%
Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho hay, tính đến nay, Việt Nam đã bảo hộ 74 chỉ dẫn địa lý quốc gia. Như vậy, trong hơn 10 năm qua, số sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý quốc gia đã tăng 3,5 lần.
(Ảnh minh họa) |
Trong đó, có 47% sản phẩm là trái cây, 23% là các sản phẩm từ cây công nghiệp và lâm nghiệp, 12% là thủy sản, 8% là gạo. Có 5 sản phẩm không phải là thực phẩm được bảo hộ, là: Nón lá Huế, thuốc lào Tiên Lãng, thuốc lào Vĩnh Bảo, cói Nga Sơn và hoa mai vàng Yên Tử.
Theo ông Đinh Hữu Phí, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, về cơ bản, chỉ dẫn địa lý đã tác động đến giá trị của sản phẩm. Giá bán của các sản phẩm sau khi chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đều có xu hướng tăng, từ 50% đến 100%.
Cụ thể các sản phẩm như: Mật ong bạc hà Mèo Vạc (Hà Giang), cam Cao Phong (Hòa Bình), chuối ngự Ðại Hoàng (Hà Nam), cam Vinh (Nghệ An), nước mắm Phú Quốc (Kiên Giang)…
Được biết, hiện cả nước có gần 1.000 sản phẩm nông sản, thủy sản, sản phẩm phi nông nghiệp, đồ uống có khả năng đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật để công nhận chỉ dẫn địa lý không đơn giản như đăng ký nhãn hiệu. Không phải sản phẩm nào cũng có thể đáp ứng được các yêu cầu nên số lượng sản phẩm được đăng ký chỉ dẫn địa lý chưa nhiều.
Bên cạnh đó, quá trình xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể vẫn gặp nhiều khó khăn, từ xây dựng hồ sơ đăng ký đến huy động nguồn lực, sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong quản lý, quảng bá và nâng cao hiệu quả của các chỉ dẫn địa lý đã được Nhà nước bảo hộ. Đặc biệt, việc phát triển, thương mại hóa một số sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đang gặp nhiều khó khăn.
M.T
-
Khởi nghiệp nông nghiệp xanh: Hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp
-
Đại biểu Quốc hội đưa ra giải pháp để người dân hiểu rõ về thị trường carbon
-
Gỡ khó cho xuất khẩu nông sản, liên Bộ Công Thương - Nông nghiệp họp khẩn
-
Giá nông sản hôm nay: Vải đầu mùa lên tới 120.000 đồng/kg
-
Tạo “sân chơi” nâng giá trị nông sản
-
Giá dầu hôm nay (13/11): Dầu thô tăng nhẹ
-
OPEC tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu
-
Giới lãnh đạo ngành dầu mỏ thế giới coi xung đột ở Trung Đông là mối đe dọa lớn nhất
-
Nhiệm kỳ TT Mỹ thứ hai của ông Trump và tác động đến thị trường khí đốt Châu Âu
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 13/11: Giá dầu thế giới giảm nhẹ đầu phiên