Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Gan dễ bị “tổn thương” đến mức nào?

06:40 | 27/06/2018

Theo dõi PetroTimes trên
|
Theo PGS.TS Trịnh Thị Ngọc, nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai, Phó Chủ tịch hội Gan mật Hà Nội, chuyên gia đầu ngành về các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh lý về gan mật, gan đang phải chịu sự tấn công của vô vàn tác nhân gây độc.

“Thủ phạm” bủa vây

Gan có khả năng tái sinh rất lớn, ngay cả khi đã bị tổn thương tới 75% nhưng khi bị tấn công liên tục, dồn dập bởi các tác nhân sau thị khả năng phục hồi sẽ rất kém. Khi tổn thương trên 75% sẽ gây suy gan, ứ mật, biểu hiện rầm rộ.

Rượu bia, thuốc lá: Đứng thứ 29 thế giới về tiêu thụ rượu bia, thói quen bia rượu của người Việt rất đáng lo ngại.

PGS.TS Ngọc cho biết 50% trường hợp gan nhiễm mỡ là người nghiện rượu, tình trạng viêm gan do rượu cũng không ít. Đặc biệt, những người uống nửa lít, thậm chí cả lít rượu cuốc lủi mỗi ngày chắc chắn sẽ khiến gan bị tổn thương nặng. Và nếu cứ tiếp tục uống rượu bia, sẽ dẫn tới xơ gan, ung thư gan.

Trong khi đó, một nghiên cứu năm 2011 cho thấy hút thuốc là nguyên nhân của gần một nửa số ca ung thư gan.

gan de bi ton thuong den muc nao

Vi rút viêm gan B, C: Theo PGS.TS Ngọc, nguyên nhân hàng đầu gây ung thư gan là do vi rút. Tuy nhiên, do biểu hiện âm thầm nên 80% đến viện trong tình trạng nặng, điều trị rất khó khăn, nhiều trường hợp có chỉ định ghép gan.

Hóa chất độc hại: Các khí thải (CO2, SO2), các chất độc hại tạo ra do các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp (khói bụi, chất thải từ các nhà máy, khói xe, cháy nổ, phun xịt thuốc bảo vệ thực vật lên cây trồng) làm ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất ở, đi vào cơ thể qua đường thở, qua da, qua đường ăn uống... vào gan. Khi các chất này bị “nạp” vào liên tục, gan sẽ quá tải và không kịp phục hồi.

Thực phẩm bẩn: Việc thường xuyên “nạp” các chất phụ gia nhân tạo như chất bảo quản, phẩm màu; hay các chất không được phép dùng trong chế biến thực phẩm có thể gây hư hại tế bào, đột biến tế bào gây ung thư… khiến các tế bào gan bị thương tổn.

Thuốc: Gan đóng một vai trò rất lớn trong việc xử lý thuốc tân dược. Và có một số thuốc đang lưu hành có chứa hàm lượng cao các chất độc hơn những thuốc khác như: codeine, corticosteroid -steroid dùng để làm giảm viêm, tetracycline - một nhóm các thuốc kháng sinh... gây hại trực tiếp đến gan.

“Cứu” gan đúng lúc!

Trên thực tế, nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, ở giai đoạn đầu mới tổn thương, gan vẫn có thể đảm nhiệm các chức năng của mình nên thường không có biểu hiện đặc trưng, rầm rộ.

Các biểu hiện thường gặp là mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, mẩn ngứa. Chính vì vậy mà người bệnh thường nhầm lẫn hoặc chủ quan, dễ bỏ qua các triệu chứng ban đầu.

PGS. Ngọc cho biết: “Phục hồi gan cần dựa trên 3 cơ chế: ngăn ngừa hình thành tế bào gan xấu; ức chế phản ứng viêm tại gan và ngăn ngừa các tổn thương do các tác nhân độc hại”.

Theo đó, PGS. Ngọc đề ra 5 biện pháp: thăm khám sức khỏe định kỳ, tránh xa rượu bia, chất kích thích; duy trì chế độ ăn uống lành mạnh rèn luyện thể thao; tiêm phòng vắc xin; tránh xa môi trường ô nhiễm; sử dụng thường xuyên các dược liệu thiên nhiên đã được nghiên cứu, chứng minh, được cấp bằng sáng chế... để tăng cường phục hồi và bảo vệ tế bào gan sớm như ưng bất bạt, astiso, nhân trần, diệp hạ châu…

PGS. Ngọc cho biết việc uống các dược thảo hằng ngày cần tuân thủ liều lượng khuyến cáo, tuyệt đối không nên sử dụng tùy tiện theo cảm tính.

Dân trí