Facebook thừa nhận cho phép bên thứ 3 truy cập vào tin nhắn người dùng
Mới đây, mạng xã hội lớn nhất hành tinh đã thừa nhận cho phép hai dịch vụ thứ 3 là Netflix và Spotify truy cập hàng triệu tin nhắn riêng tư của người dùng.
Thông tin này được đưa ra nhằm phản hồi lại báo cáo của New York Times hôm 18/12, cho rằng Facebook đã cấp quyền truy cập vào dữ liệu của người dùng trong nhiều năm. Đại diện của Facebook cho biết họ cho phép một số công ty truy cập tin nhắn riêng tư của người dùng để hiển thị thông qua một ứng dụng khác.
Facebook cũng xác nhận họ không tìm thấy bằng chứng nào về việc các công ty thứ 3 này lạm dụng quyền truy cập để làm những điều xấu, nhưng The Times dẫn lời các nhà lập pháp của Mỹ - cho rằng việc thiếu minh bạch có thể là một vấn đề lớn.
"Đối tác của chúng tôi có quyền truy cập tin nhắn không? Câu trả lời là có. Nhưng trước tiên người dùng phải đăng nhập rõ ràng vào Facebook để sử dụng tính năng nhắn tin của đối tác", Facebook cho biết.
"Lấy ví dụ như Spotify. Sau khi đăng nhập vào tài khoản Facebook tại máy tính để bàn, người dùng mới được phép gửi và nhận tin nhắn mà không cần rời khỏi ứng dụng. API của chúng tôi cung cấp cho các đối tác quyền truy cập vào tin nhắn của người đó để sử dụng các loại tính năng này."
Facebook vẫn đang "vật lộn" với scandal kể từ sau vụ Cambridge Analytica. |
Trích dẫn các tài liệu nội bộ của Facebook, The Times cho biết Spotify có thể đọc được tin nhắn của hơn 70 triệu người dùng Facebook mỗi tháng. Họ thậm chí có thể viết chèn lên và xóa tin nhắn của người dùng.
Tuy nhiên, cả Spotify và Netflix đều trả lời rằng họ không biết về quyền truy cập rộng rãi này. Một mặt, Facebook khẳng định họ không tìm thấy bằng chứng lạm dụng đến từ việc khai thác tin nhắn. Mặt khác, đại diện của Netflix cũng xác nhận rằng họ không truy cập tin nhắn của bất kỳ ai.
"Trong những năm qua, chúng tôi đã thử nhiều cách khác nhau để biến Netflix giống như một mạng xã hội", một phát ngôn viên của Netflix nói. "Một ví dụ về điều này là tính năng chúng tôi đã ra mắt vào năm 2014, cho phép thành viên giới thiệu các chương trình truyền hình và phim cho bạn bè trên Facebook của họ thông qua Messenger hoặc Netflix."
"Tuy nhiên tính năng này không được đón nhận và có ít người sử dụng. Vì vậy chúng tôi đã vô hiệu nó vào năm 2015. Chúng tôi hiện giờ không truy cập được vào tin nhắn riêng tư của người dùng trên Facebook, và cũng không yêu cầu khả năng thực hiện điều đó."
Dẫu vậy, theo các nhà lập pháp, việc Facebook cho các bên thứ ba truy cập sâu vào dữ liệu người dùng mà không thông báo chính xác hoặc xin phép của họ làm dấy lên nhiều tranh cãi. Trong khi đó, đa số người dùng vẫn tưởng rằng tin nhắn riêng tư của họ trên mạng xã hội sẽ luôn ở chế độ riêng tư.
Đây là sự việc mới nhất trong hàng loạt các vụ bê bối về quyền riêng tư của Facebook, tính từ đầu năm. Hiện tại, họ vẫn đang vật lộn trong bế tắc và đánh mất niềm tin từ người dùng sau vụ bê bối Cambridge Analytica hồi tháng 3. Facebook cũng đã tiết lộ nhiều vi phạm trong vài tháng qua, bao gồm một vụ truy cập dữ liệu ảnh hưởng đến 50 triệu người dùng hồi tháng 9.
Theo Dân trí
Ông chủ Facebook mất hơn 30 tỷ USD trong 4 tháng | |
Mark Zuckerberg cấm nhân sự cấp cao ở Facebook dùng iPhone | |
Tin nhắn riêng tư của 81.000 tài khoản Facebook bị rao bán |
-
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa các chính sách cải cách giá điện
-
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua 15 luật và 13 dự án luật
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo