Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

EVNHCMC đẩy mạnh ứng dụng KHCN trong phòng chống thiên tai

06:30 | 13/11/2019

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tại TP. HCM, trước đây, khi có bão lũ hoặc triều cường, các công ty điện lực phải cử người trực tiếp đến hiện trường kiểm tra và trực tiếp thực hiện thao tác đóng/cắt điện. Bây giờ, chỉ với 4 người tại Trung tâm Điều khiển xa, Tổng công ty Điện lực TPHCM (EVNHCMC) đã vận hành hiệu quả lưới điện toàn thành phố trong mưa bão.

Tự động hóa lưới điện

Ông Luân Quốc Hưng - Trưởng Ban Kỹ thuật EVNHCMC cho biết, TPHCM là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của cả nước, việc đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định là rất quan trọng, nhất là vào mùa mưa bão. Tuy nhiên, tình hình thiên tai, bão lũ, triều cường... ngày càng phức tạp và khó lường đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả cung ứng điện.

Chính vì vậy, những năm qua, công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) luôn được tổng công ty đặc biệt quan tâm. EVNHCMC đã thành lập các Ban Chỉ huy PCTT&TKCN từ tổng công ty đến các đơn vị trực thuộc. Hằng năm, ban chỉ huy các cấp phải xây dựng các phương án phòng chống thiên tai, tổ chức diễn tập thành thạo, có thể ứng phó nhanh nhất với mọi tình huống bất ngờ có thể xảy ra như, mưa bão, lũ lụt, triều cường, cháy nổ…

EVNHCMC đẩy mạnh ứng dụng KHCN trong phòng chống thiên tai
Chỉ với 4 kĩ sư tại Trung tâm Điều khiển xa EVNHCMC có thể điều khiển lưới điện toàn TPHCM

Bên cạnh đó, tổng công ty và các đơn vị trực thuộc đã phối hợp tốt với các cơ quan chức năng như, Ban Chỉ huy PCTT &TKCN TPHCM, Cảnh sát PCCC, Công ty Cây xanh… giải quyết nhanh, gọn mọi tình huống xảy ra.

Tuy nhiên, theo ông Hưng, việc ứng dụng KHCN vào quản lý, vận hành hệ thống lưới điện sẽ mang lại hiệu quả thiết thực nhất trong ứng phó với thiên tai. Hiện nay, EVNHCMC đã vận hành hiệu quả 100% TBA 110 kV theo mô hình không người trực; 100% lưới điện trung thế được giám sát và điều khiển từ xa (mini Scada). Đặc biệt, năm 2017, tổng công ty đã xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm Điều khiển xa. Đây là trung tâm điều khiển thông minh, có chức năng giám sát, điều khiển từ xa mọi phần tử trên lưới điện của thành phố. Tại đây, những kỹ sư trực vận hành có thể theo dõi, giám sát theo thời gian thực các TBA, thiết bị điện trên hệ thống lưới điện.

Với việc Trung tâm Điều khiển xa đi vào vận hành và lắp đặt các thiết bị tự động, giám sát từ xa trên lưới điện, vào mùa mưa bão, khi xảy ra sự cố bất thường nào, ngay lập tức, các kỹ sư vận hành sẽ thao tác từ xa, cô lập, khoanh vùng sự cố, đảm bảo phạm vi mất điện là nhỏ nhất.

Lấy ví dụ về ứng phó với cơn bão Usagi tháng 11/2018, ông Hưng cho biết, bão đổ bộ vào TPHCM và các tỉnh Nam Bộ đã gây mưa rất to và gió mạnh. Dù vậy, chỉ với 4 người tại Trung tâm Điều khiển xa, EVNHCMC đã vận hành hiệu quả lưới điện toàn thành phố trong mưa bão.

“Ngày bình thường, tại trung tâm này, chúng tôi thực hiện khoảng 100 lệnh điều khiển từ xa, nhưng với bão Usagi, Trung tâm phải thực hiện đến 1000 lệnh/ngày, đóng/cắt điện ở các khu vực, đảm bảo an toàn cho nhân dân. Cụ thể, khi mưa lớn, gây ngập, Trung tâm ngay lập tức cắt điện, đảm bảo an toàn, khi nước rút, lập tức đóng điện, cấp điện lại cho khách hàng”, ông Hưng nhớ lại.

Đảm bảo an toàn điện

Ông Trần Anh Quốc - Đội vận hành 3, Công ty Điện lực Gia Định chia sẻ: “Trước kia, mỗi khi có triều cường hay mưa lớn, chúng tôi phải trực tiếp đi kiểm tra hệ thống điện ở những khu vực ngập lụt. Khi nước dâng cao, phải cắt điện, đảm bảo an toàn cho người dân. Hiện nay, với các công nghệ tự động trên lưới, công nhân chỉ cần đến quan sát, nếu có nguy cơ ngập úng, mất an toàn, báo về Trung tâm để thực hiện đóng cắt từ xa. Chúng tôi không còn phải trực tiếp lội nước, trực tiếp thao tác. Như vậy, vừa đảm bảo an toàn cho công nhân điện vừa an toàn cho người dân xung quanh khu vực”.

Với việc ứng dụng KHCN, EVNHCMC không chỉ đảm bảo cung cấp điện an toàn, tin cậy trong mùa mưa bão mà còn hoàn thành tiêu về độ tin cậy cung cấp điện sớm 2 năm so với kế hoạch. Cụ thể, 9 tháng đầu năm, chỉ số SAIDI (thời gian mất điện khách hàng bình quân) của EVNHCM thực hiện là 42,79 phút, chỉ bằng 65,54% so với cùng kỳ năm 2018…

Thời gian tới, EVNHCMC sẽ tiếp tục nghiên cứu, phối hợp với các đơn vị liên quan gắn camera tại các điểm thường xuyên bị ngập nặng. Khi đó, từ Trung tâm Điều khiển xa, có thể phát hiện ra khu vực nào bị ngập lụt, mất an toàn và có thể thực hiện điều khiển đóng cắt điện từ xa. Bên cạnh đó, tổng công ty sẽ tiếp tục lắp thêm nhiều thiết bị thông minh; ứng dụng chuyên sâu về CNTT, đặc biệt là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0…, hỗ trợ tối đa cho người vận hành lưới điện.

Minh Tâm

Chuyện nữ công nhân vận hành…
Cố lên, để sớm có điện!
Những cống hiến lặng thầm
Dòng điện băng qua những cơn mưa núi
“Rồng lửa” của thợ truyền tải điện