Dòng điện băng qua những cơn mưa núi
Những cơn mưa dai dẳng kéo dài từ sáng đến tối mịt, từ thứ Hai đến Chủ nhật. Mưa nhấn chìm cả sự hùng vĩ của núi non, tất cả chỉ còn là một màu trắng xóa giữa những tiếng rít của gió, tiếng sấm đùng đùng chát chói. Và trong tiếng mưa, tiếng gió gầm rú là tiếng điện thoại vang lên từ các đội, tổ của khu vực Phước Sơn, Hiệp Đức gọi về Ban chỉ huy phòng chống thiên tai của Điện lực; tiếng chỉ đạo phương hướng xử lý, khắc phục hậu quả mưa bão của trực ban vận hành, của lãnh đạo Điện lực. Trong cái âm thanh dữ dội ấy, tôi cảm nhận được tiếng nói từ lương tâm của anh em làm công tác đường dây: “Hãy cố lên! Hãy cố lên cho dòng điện an toàn, liên tục”.
Anh em công nhân cắt rừng để tìm cách tiếp cận đường dây sau đợt bão |
Từ khi tôi được tiếp nhận, được vinh dự vào làm việc tại Công ty Điện lực Quảng Nam đến nay đã tròn 20 năm. Trải qua nhiều vị trí công tác, có khi là ở Chi nhánh điện, Phòng Kỹ thuật, Phòng Tổ chức nhân sự rồi Văn phòng, mỗi nơi tôi cảm nhận về anh em công nhân mỗi khác. Đã có dịp theo chân phóng viên các báo đài địa phương, trung ương về tìm hiểu công tác của anh em công nhân đường dây, nhất là sau mỗi đợt mưa lũ kéo dài, tôi cũng cảm nhận được sự khó khăn, vất vả của công nhân miền núi nhiều lắm. Nhưng tôi thực sự thấu hiểu điều kiện, tinh thần làm việc của công nhân đường dây từ khi được điều về công tác tại Điện lực Hiệp Đức; từ khi cùng ăn, cùng ngủ, cùng lăn lộn với anh em công nhân, nhất là mỗi đợt bão đến, lũ về.
Ngày xưa chưa có đường, giao thông còn khó khăn, trên địa bàn huyện miền núi Phước Sơn, từ thị trấn Khâm Đức đi đến vùng bãi vàng Phước Kim, Phước Thành giá tiền mỗi chuyến xe ôm còn cao hơn vé máy bay từ Hà Nội đi TP Hồ Chí Minh. Mỗi đợt đi kiểm tra, xử lý sự cố vùng sâu Phước Thành về trên những chiếc xe Minks phủ đầy đất đỏ, anh em thường đùa nhau một câu là “Chào người về từ thành phố”. Trong tiềm thức của anh em công nhân đường dây ở đây, vẫn còn hãi, mỗi khi nhắc đến những lần vượt dốc Nước Chè, dốc Ska, dốc Đồi Chim… trên hành trình chinh phục đại ngàn để đưa điện về thôn bản. Hôm nay, đường lớn đã khai thông từ thị trấn Khâm Đức vào đến tận Phước Lộc, Phước Thành và giáp với tỉnh Kon Tum, có thể nói, khó khăn về đi lại đã giảm rất nhiều. Thế nhưng vẫn còn đó sự nhọc nhằn của công nhân đường dây vùng cao này, nhất là những lần đi trong gió, đội những cơn mưa để kịp thời kiểm tra, thông tuyến trong mỗi đợt bão dữ tràn về.
Tính đến hiện tại, Điện lực Hiệp Đức đang quản lý vận hành hơn 300km đường dây trung áp, 240 km đường dây hạ áp, 210 trạm biến áp phân phối và 2 trạm biến áp trung gian trải dài khắp các khu vực rừng núi thuộc hai huyện Hiệp Đức, Phước Sơn, trong đó, hơn 80km đường dây trung áp thuộc các xã Tây Phước Sơn với rừng núi hiểm trở và giao thông tương đối khó khăn. Mùa mưa cũng là mùa anh em công nhân đường dây cực nhọc và nguy hiểm nhất, giao thông bị chia cắt phải băng rừng lội suối kiểm tra, xử lý thông tuyến đường dây mỗi khi có sự cố, mà thường thì những sự cố lớn lại nằm trong mùa mưa bão, mùa của cây rừng ngã đổ, mùa của sạt lở đất đến kinh người.
Một hôm chúng tôi đi kiểm tra lưới điện để xử lý cây cối ngoài hành lang tuyến và kiểm tra các vị trí xung yếu nhánh rẽ đường dây trung thế 22kV khu vực Phước Lộc, nơi có gần mười lăm cây số đường dây vượt rừng già đem ánh sáng về cho bà con các xã Phước Thành, Phước Lộc. Chia sẻ khó khăn với ngành điện, anh Lưu Huyền Thoại - Chủ tịch UBND xã Phước Lộc cho biết: “Mùa mưa năm nay dự kiến khắc nghiệt hơn mọi năm, khu vực triền núi cao nằm trên vùng đất yếu dễ sạt lở. Chúng tôi sẽ phối hợp và hỗ trợ hết mình cho Điện lực trong việc phát quang thông tuyến và xử lý các điểm sạt lở. Mong anh em công nhân đường dây Đội Phước Sơn vượt qua khó khăn để giữ dòng điện cho bà con bản làng xa xôi này”.
Trong mưa núi, tôi cảm nhận được dòng thời gian theo tiếng mưa rơi, tiếng gầm rú của núi rừng, cảm nhận sự cố gắng của CBCNV theo mỗi bước đi những người phía trước. “Tôi tin anh em làm được, tôi tin sự cố khu vực Hiệp Đức, Phước Sơn chắc chắn sẽ giảm thấp” – đó là lời động viên của lãnh đạo Công ty trong đợt kiểm tra và làm việc với anh em CBCNV Đội Phước Sơn.
Với sự nỗ lực không ngừng của CBCNV Điện lực Hiệp Đức và đặc biệt là anh em công nhân quản lý đường dây, tôi tin trong mưa núi sẽ nở hoa. Hoa của lòng kiên trì, quả cảm, của niềm tin và hạnh phúc!
Tưởng Tám (EVNCPCP)
Gian nan vẫn giữ “lửa nghề” | |
Một ngày theo chân Đội Quản lý đường dây và trạm biến áp | |
Có hẹn với lòng tin | |
Anh “cảnh sát điện” | |
Thợ điện trên “cổng trời” | |
Vất vả mà… vui! | |
Cung đường của sắc cam! |
-
Đóng điện nhánh rẽ đường dây 220kV đấu nối từ trạm biến áp 500kV Chơn Thành
-
Đóng điện dự án trạm biến áp 220kV GIS đầu tiên của thành phố Đà Nẵng
-
Trạm biến áp 220kV Cần Thơ nâng công suất lên gấp đôi
-
Đóng điện Dự án mở rộng ngăn lộ và cải tạo Trạm biến áp 500kV Thạnh Mỹ
-
Hoàn thành Dự án lắp máy 2 Trạm biến áp 220kV Chư Sê
-
Sửa đổi Luật Điện lực: Yêu cầu xuất phát từ thực tiễn
-
EVNHANOI đảm bảo điện phục vụ kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
-
Đóng điện nhánh rẽ đường dây 220kV đấu nối từ trạm biến áp 500kV Chơn Thành
-
EVNSPC thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa trong công tác an sinh xã hội
-
Trạm biến áp 220kV Kon Tum được nâng công suất lên gấp đôi để đảm bảo điện cho khu vực