EVFTA: Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu nông sản một cách bền vững
FTA giữa Việt Nam và EU có hiệu lực thì thuế của hầu hết các mặt hàng nông sản xuất khẩu về 0%, kể cả các mặt hàng nông sản chế biến. Trong khi hiện tại mức thuế của nông sản chế biến tương đối cao, mức hưởng chênh lệch sẽ rất lớn giữa sản phẩm sơ chế và chế biến. Đây là cơ hội rất lớn để nâng cao sức cạnh tranh và giá trị xuất khẩu cho nước ta và thông qua đó, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản một cách bền vững vào thị trường đầy tiềm năng này.
(Ảnh minh họa) |
Việt Nam luôn nằm trong nhóm những quốc gia dẫn đầu về sản lượng xuất khẩu nông sản nhưng giá trị thu về chưa cao. Hiện tỷ trọng mặt hàng thô, sơ chế chiếm tới hơn 90% tổng sản lượng xuất khẩu. Các mặt hàng sơ chế có lợi thế là đầu tư ít và có thể trực tiếp xuất khẩu được ngay. Tuy nhiên, giá trị kinh tế thu về lại tương đối thấp. Một số mặt hàng nông sản thế mạnh của nước ta như gạo, chè, cao su, hồ tiêu, hạt điều… luôn đứng top 10 thế giới nhưng lại chỉ xuất thô, chưa được chế biến sâu. Điều đó rất phí nguồn lực mà chúng ta đang sở hữu.
TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược và Cạnh tranh cho rằng, bên cạnh yếu tố thị trường thì vấn đề chất lượng nông sản cũng là điều quan trọng khi cạnh tranh trên thị trường mở khi các hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực. Nông nghiệp Việt Nam có điểm đáng tự hào, với thế mạnh về sản xuất nông - thủy sản, thế mạnh này cần được phát huy.
“Vấn đề không phải ở kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 42 - 43 tỷ USD, mà là giá trị gia tăng trong đó là bao nhiêu? Và trong giá trị gia tăng ấy, doanh nghiệp Việt, nông dân Việt được hưởng lợi thế nào?” - TS Võ Trí Thành nói.
Cơ hội mở cửa vào các thị trường lớn cho hàng nông sản Việt với các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA… là rất lớn. Nhưng để tận dụng được cơ hội này thì nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam cũng cần tiếp tục khắc phục những hạn chế cố hữu là sản xuất nhỏ, yếu kém trong chế biến.
Nhìn chung, công nghệ chế biến nông sản của Việt Nam chỉ đạt mức trung bình của thế giới, dù vẫn có một số ngành hàng có công nghệ hiện đại. Thị trường chế biến nông sản, thực phẩm tại Việt Nam lâu nay được ví như “mỏ vàng” với nhiều dư địa phát triển để khối nội lẫn khối ngoại lao vào rót vốn đầu tư và cạnh tranh.
Bàn về giải pháp nâng cao năng lực chế biến cho DN trong ngành nông nghiệp, theo các chuyên gia kinh tế, quan trọng nhất là các DN phải thay đổi tư duy, từ ưu tiên số lượng sang chất lượng.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), DN phải tiến tới sản phẩm nông sản làm ra, xuất khẩu không chỉ tập trung vào số lượng mà cần quan tâm về chất lượng và giá trị. Tức là tiến tới xuất hàng hóa có giá trị cao và có thương hiệu. Thông qua đó, hạn chế việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo cách “bóc lột” mà chúng ta đã và đang làm.
Cũng theo ông Tuấn, thời gian qua đã có một số DN nước ta đầu tư vào khâu chế biến và đã làm chế biến khá bài bản, hiện đại. Ví như trong ngành cà phê, các DN đang chuyển dần sang xuất khẩu sản phẩm chế biến tinh với 20 nhà máy chế biến cà phê hòa tan nguyên chất có tổng công suất gần 72.500 tấn sản phẩm/năm.
Đại diện một doanh nghiệp cho rằng, để nâng cao năng lực chế biến cho DN nông nghiệp, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, thúc đẩy cho DN đầu tư vào lĩnh vực này. “Nhà nước cần tạo điều kiện cho DN tiếp cận về đất đai để xây dựng các nhà máy, cơ sở chế biến, vùng nguyên liệu , hay chính sách vay vốn, giảm thuế cho DN trong giai đoạn đầu khi mới bắt đầu đầu tư, đặc biệt là chính sách ưu tiên cho DN ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, Nhà nước cần hỗ trợ DN phát triển nguồn nhân lực về chế biến bằng các kế hoạch dài hơi, bài bản; hỗ trợ DN phát triển và vận hành hệ thống quản trị hiện đại…
M.L
FTAs giúp Việt Nam đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu nông nghiệp |
Doanh nghiệp nông nghiệp phải nắm rõ các ưu đãi thuế quan của EVFTA |
"Chơi với EU, người Việt mới nâng cấp được giá trị của mình" |
-
Tin Thị trường: Bất ổn ở Trung Đông vẫn là yếu tố chính quyết định giá dầu
-
Adnoc gas dự báo nhu cầu khí toàn cầu tăng mạnh mẽ
-
Shell và Equinor kháng cáo các dự án dầu khí của Anh tại Biển Bắc
-
Giá dầu hôm nay (14/11): Dầu thô giảm nhẹ trong phiên
-
Iran sẵn sàng cho khả năng giảm xuất khẩu dầu dưới thời Tổng thống Trump