Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Ebola - mối nguy hiểm số một thế giới

09:08 | 15/10/2014

Theo dõi PetroTimes trên
|
Trong lúc thế giới đang mải miết theo dõi cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng ở Iraq và Syria do Mỹ dẫn đầu thì virus Ebola đã lặng lẽ vượt ra ngoài biên giới châu Phi để đến Mỹ, châu Âu và đang có dấu hiệu tấn công châu Á.

Năng lượng Mới số 365

Khủng hoảng toàn cầu

Dịch Ebola sẽ bùng phát ở cấp độ nghiêm trọng và trở thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu nếu các nước trên thế giới không nhanh chóng xây dựng các trung tâm điều trị và đưa nhân viên tới các quốc gia Tây Phi bị ảnh hưởng. Tuyên bố này được Liên Hiệp Quốc (LHQ) đưa ra hôm 7-10 trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Ebola hiện nay. Theo thống kê được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ngày 8-10, dịch Ebola đã cướp đi sinh mạng của 3.879 người trong tổng số 8.033 nhiễm bệnh.

Tiến sĩ David Nabarro, điều phối viên cấp cao của LHQ nói rằng, dịch Ebola có khả năng lây lan sang bất cứ nơi nào trên thế giới. Số ca nhiễm Ebola ngày càng tăng theo cấp số nhân. Cứ 3-4 tuần, số ca nhiễm Ebola lại tăng gấp đôi. Vì lý do đó, thế giới phải hành động nhanh chóng và kiên quyết ngay bây giờ để hỗ trợ hệ thống y tế ở các nước bị ảnh hưởng.

Ebola - mối nguy hiểm số một thế giới

Hội nghị quốc tế bàn về cuộc khủng hoảng Ebola do LHQ tổ chức tại Washington ngày 9-10-2014

Không chỉ hoành hành tại châu Phi, trong mấy ngày gần đây, Mỹ và châu Âu cũng đã ghi nhận các ca nhiễm Ebola đầu tiên. Người phát ngôn Bệnh viện Dallas ở bang Texas, Mỹ, xác nhận bệnh nhân đầu tiên bị phát hiện nhiễm virus Ebola ở Mỹ, Thomas Eric Duncan đã tử vong sáng 8-10. Bệnh nhân này là một người Liberia tới bang Texas để thăm người thân, đã nhập viện hôm 28-9 sau khi xuất hiện các triệu chứng mắc Ebola. Giới chức Mỹ vẫn đang theo dõi khoảng 20 người đã từng tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với bệnh nhân Thomas. Tuy nhiên, hiện chưa có ai trong số các bệnh nhân được theo dõi có biểu hiện nhiễm virus Ebola. Trường hợp tử vong của Thomas Eric Duncan đã làm dấy lên những quan ngại về hiệu quả của các biện pháp kiểm tra thân nhiệt ở sân bay cũng như khả năng sẵn sàng ứng phó của các bệnh viện tại Mỹ trước dịch bệnh chết người Ebola.

Ebola đang đánh thức nỗi sợ tập thể

Còn tại châu Âu, Bộ trưởng Y tế Tây Ban Nha Ana Mato hôm 6-10 đã xác nhận một bệnh nhân nhiễm virus Ebola đầu tiên ở thủ đô Madrid. Bệnh nhân là một nữ y tá 40 tuổi, đã chăm sóc cho hai nhà truyền giáo bị nhiễm bệnh Ebola ở châu Phi, được đưa về Tây Ban Nha vào tháng trước để chữa trị nhưng sau đó đã qua đời. Phụ nữ này đã cảm thấy mình bị bệnh ngay từ hôm 30-9, nhưng chỉ đi khám bác sĩ hôm 5-10 vừa qua. Đến tối 6-10, bà đã được chuyển đến Bệnh viện La Paz-Carlos III ở Alcorcon, vùng ngoại ô phía nam thủ đô Madrid. Đây chính là bệnh viện đã tìm cách chữa trị hai nhà truyền giáo bị chết vì virus Ebola. Khoảng 30 người cùng làm việc với y tá mới bị nhiễm Ebola này đang được giám sát cẩn thận, cũng như những người đã từng tiếp xúc với phụ nữ kể trên tại bệnh viện ở Alcorcon. Bản thân chồng của nữ bệnh nhân cũng phải nhập viện để phòng ngừa, cùng với hai người khác là một kỹ sư và một nữ y tá. Theo phát ngôn viên bệnh viện, chỉ riêng ca của người chồng bệnh nhân là đáng ngại.

Tại Madrid, tâm lý hoang mang đã gia tăng vì lẽ việc lây nhiễm đã xảy ra bất chấp các biện pháp an toàn chặt chẽ trên nguyên tắc phải đã được áp dụng. Trường hợp nhiễm Ebola tại Tây Ban Nha đang khiến cả châu Âu lo lắng. Phát ngôn viên của Ủy ban châu Âu cho hay đã yêu cầu chính quyền Tây Ban Nha làm rõ vụ lây nhiễm này, vì rõ ràng là đã có một vấn đề trục trặc ở đâu đó. Báo chí châu Âu giận dữ cho đây là sự vô trách nhiệm của giới lãnh đạo y tế Tây Ban Nha. Theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới, những người tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm Ebola phải được theo dõi, nhưng trong ca của nữ y tá Tây Ban Nha thì không, mà lại còn để cô đi lại tự do giữa các phòng khám.

Tại những quốc gia mới phát hiện những ca bệnh đầu tiên, tâm lý của người dân đang rất hoang mang. Virus Ebola chỉ có thể lan truyền từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, không thể di chuyển trong không khí. Trong khi người dân tại Tây Phi đang vật vã chiến đấu chống lại dịch bệnh hiểm nghèo chưa từng có trong lịch sử, tại Mỹ, một ca bệnh đầu tiên mới phát hiện đã làm người dân phát hoảng. Virus Ebola vẫn chưa tàn phá nước Mỹ, vậy mà từ Ebola xuất hiện khắp nơi, kèm theo đó là nỗi sợ hãi. Báo chí Mỹ thay phiên nhau giật tít lớn như “Truy đuổi Ebola” trên tờ Time, “Ebola: Nỗi khiếp hãi trên đường phố” của tờ Daily News, “Ebola: Một người nhập viện tại thành phố” của tờ New York Post… Các đài thay phiên nhau làm phóng sự, phát hình các buổi tranh luận giữa các chuyên gia đưa ra những nhận định làm khủng hoảng tinh thần người dân.

Tất cả đang khiến người ta có cảm giác cái chết vì bệnh Ebola là rất đáng sợ. Dịch bệnh Ebola đang đánh thức nỗi sợ tập thể, trong một chiều hướng nào đó, như trong những phim về các dịch bệnh.

Cần 1 tỉ USD để chặn đứng Ebola lây lan

Trước những diễn biến khó lường của dịch Ebola, Chính phủ Mỹ đã có phiên họp đặc biệt tại Nhà Trắng để thảo luận các biện pháp ngăn chặn nguy cơ lây lan của virus Ebola trên lãnh thổ nước Mỹ. Tổng thống Obama và các quan chức an ninh Nhà Trắng đã thảo luận đề xuất gia tăng các biện pháp kiểm tra an ninh y tế tại các sân bay, soi chụp kỹ các du khách đến từ các quốc gia châu Phi, nơi dịch Ebola đang hoành hành. Chính phủ Mỹ hiện chưa xem xét việc ban hành lệnh cấm công dân các nước bị tác động mạnh nhất của dịch Ebola ra vào Mỹ. Bên cạnh đó, Tổng thống Mỹ Obama cũng kêu gọi các quốc gia lớn cần phải tăng cường phối hợp và có những hành động nhằm ngăn chặn dịch Ebola trở nên mất kiểm soát.

Tại châu Âu, phát biểu lần đầu tiên trước Quốc hội Tây Ban Nha về dịch Ebola hôm 8-10, Thủ tướng Mariano Rajoy đã hứa sẽ minh bạch thông tin về dịch bệnh này. Trong khi đó, phát ngôn viên về y tế Ủy ban châu Âu, Frédéric Vincent tuyên bố rằng, với những tiêu chuẩn cao về vệ sinh và y tế như hiện nay, châu Âu sẽ không thể gặp tình trạng như ở châu Phi. Phát ngôn viên này nhắc lại rằng ngoài ca bệnh ở Tây Ban Nha, cho tới nay, trong Liên minh châu Âu chỉ mới có tám ca nhiễm Ebola, toàn bộ là những nhân viên y tế từ châu Phi được đưa về nước. Dù sao, rút kinh nghiệm từ ca lây nhiễm đầu tiên ở Tây Ban Nha, Ủy ban châu Âu mới đây đã quyết định tăng cường thông tin cho hành khách và nhân viên y tế, với mục tiêu là phát hiện sớm nhất mọi ca bệnh lọt qua các khẩu kiểm soát, vào đến châu Âu.

Phát biểu tại phiên họp của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế ngày 9-10, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon bày tỏ quan ngại về việc dịch Ebola bùng phát vượt ra ngoài khu vực Tây Phi đang ngày một gia tăng. Ông Ban cảnh báo tình hình có thể sẽ tồi tệ hơn trước khi có tìm được giải pháp. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào phản ứng của cộng đồng quốc tế cũng như tính hiệu quả của các hành động ứng phó kịp thời. Tổng Thư ký LHQ nói: “Tất cả những người dân Tây Phi đều đang rất sợ hãi và cần sự giúp đỡ của chúng ta. Thế giới cũng rất lo ngại trước tình hình phức tạp này khi các ca bệnh đang lây lan theo cấp số nhân. Chúng ta cần ít nhất nguồn lực gấp 20 lần hiện tại bao gồm các phòng thí nghiệm, thiết bị y tế, nhân viên y tế được đào tạo. Nhưng cần phải hành động khẩn trương và hiệu quả trước khi tình hình trở nên xấu đi”.

Ông Ban Ki-moon hoan nghênh việc Ngân hàng Thế giới thông qua khoản cho vay và viện trợ trị giá 400 triệu USD và Quỹ Tiền tệ quốc tế cung cấp 130 triệu USD cho các quốc gia đang có dịch ở châu Phi. LHQ ước tính cần tới gần 1 tỉ USD để ngăn chặn sự bùng phát dịch Ebola. LHQ và một số quốc gia đã gửi tiền cũng như viện trợ tới những ổ dịch, trong đó, Anh và Mỹ đã xây dựng những trung tâm điều trị.

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong-kim hôm 9-10 tuyên bố, các tác động kinh tế do dịch Ebola gây ra ở Tây Phi sẽ là “thảm họa” nếu thế giới không đầu tư để kiểm soát dịch bệnh này.

S.Phương (tổng hợp)