Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Đừng quá khắt khe với Hào Anh!

08:21 | 06/09/2014

Theo dõi PetroTimes trên
|
“Dư luận nếu thật sự quan tâm Hào Anh thì hãy định hướng cho em nhận thức được những hành vi hiện tại của mình thay vì phê phán em nặng nề” – PGS.TS Tâm lý Huỳnh Văn Sơn - Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam chia sẻ.

>> Vì sao Hào Anh từ nạn nhân trở thành tội đồ?

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn

PV: Dư luận đang ồn ào về chuyện Hào Anh, cậu bé bất hạnh bị vợ chồng chủ trại tôm hành hạ dã man ngày nào nay bỗng quay ra ngược đãi chính mẹ ruột của mình. Xét ở khía cạnh tâm lý, ông nhận xét gì về hành vi này!?

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Thoạt tiên, có thể nói rằng hành vi của bé Hào Anh là không thể nào chấp nhận được, nhưng đứng ở góc độ khác nhìn nhận sự việc một cách hệ thống là điều cần làm. Dưới góc độ cá nhân, tôi nhận thấy rằng những hành vi của bé Hào Anh không vô cớ mà hình thành. Những hành vi đó đều xuất phát từ những nguyên nhân sâu xa bên trong.

Quay ngược về quá khứ, Hào Anh có một tuổi thơ cơ cực, quãng thời gian bị bạo hành dã man đã làm cho bản thân em có những san chấn tâm lý, đã tạo nên những vết “hằn” trong chính tâm hồn của một đứa trẻ 12 tuổi. Chính vì tiếp xúc với những hình ảnh bạo lực như vậy từ khi còn nhỏ nên tính cách của em cũng trở nên cọc cằn, nóng nảy hơn, đó là điều dễ dàng lý giải được. Đặt vào hoàn cảnh ấy, có lẽ chưa hẳn ai trong chúng ta có thể chịu đựng để tiếp tục sống, học sửa xe…

Bên cạnh đó, từ một đứa trẻ bất hạnh em đột nhiên nhận được sự quan tâm của rất nhiều người, được báo chí quan tâm săn đón đã làm em trở thành “tâm điểm” của sự chú ý. Em cho rằng bản thân mình bị bất công và bây giờ mọi người buộc phải yêu thương em, buộc phải “cung phụng” em như chính sự bù đắp mà cuộc sống này đã mắc nợ mình.

PV: Thưa ông, việc từ một cậu bé mới 12 tuổi, có cuộc sống cơ cực, nghèo khổ bỗng trở nên “giàu xổi” cũng ảnh hưởng rất lớn đến những thay đổi tâm lý của đứa trẻ đó. Và chuyện ăn chơi, tiêu xài hoang phí của Hào Anh là điều cũng dễ lý giải được?!

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Từ một cậu bé nghèo khổ, quanh năm chỉ biết bán sức cho chủ chỉ mong kiếm được miếng cơm bỗng nhiên có trong tay trên dưới 800 triệu, một số tiền mà cả trong mơ em cũng chưa bao giờ nghĩ tới thì việc tiêu xài hoang phí là một điều có thể dự đoán trước. Tâm lý chung của những người “giàu xổi” nhờ số tiền từ trên trời rơi xuống chính là “tiền xài đi mới là tiền của mình”, cảm giác sợ bị lấy lại tất cả, sợ lại trắng tay như xưa đã thôi thúc người ta tìm cách dùng cho bằng hết số tiền mình có. Hơn nữa, số tiền đó em không phải bỏ sức lao động cực khổ để kiếm được thì làm sao biết tiết kiệm!

Hào Anh

Tâm lý bản thân em có thể là mình là người thiệt thòi nên người khác “buộc” phải bù đắp cho mình đã làm cho em có những suy nghĩ những người trong xã hội cần có trách nhiệm với cuộc đời em chứ không phải là em có trách nhiệm với cuộc đời mình. Xét ở một góc độ khác, dù sao bây giờ em cũng chỉ là một thanh niên 18 tuổi. Ở tuổi của em còn quá trẻ để có thể quản lý số tài sản lớn đến như vậy. Việc chi tiêu quá mức xuất phát từ những ám ảnh thiếu thốn, cơ cực từ nhỏ. Chính trong tâm hồn em chưa bao giờ cảm thấy đủ và thỏa mãn. Đó là chưa kể em quá thiếu những kỹ năng cần thiết để bước vào đời, để có thể tỉnh táo trước một mối quan hệ mới, đầy sức hút và thừa sự hấp dẫn…

Sự khẳng định mình thái quá, sự bộc lộ bản lĩnh bao bọc - chở che cho bạn bè, sự thụ động trong cái nhìn theo quan hệ của nhóm bạn rượu… là sự lựa chọn khó có thể không xảy ra.

PV: Như vậy, thưa PGS, ngoài việc mọi người yêu thương, giúp đỡ Hào Anh bằng vật chất thì người lớn, những người có trách nhiệm cần tham gia định hướng, uốn nắn em để giúp em trở thành một người tốt. Đó cũng là điều không thể nào thiếu!?

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Đành rằng xã hội yêu thương và bù đắp cho em rất nhiều về vật chất nhưng rõ ràng sự bù đắp này không đủ, những tổn thương trong tâm hồn của em vẫn chưa “lành lặn” hoàn toàn. Cũng đồng ý rằng xã hội này đã cho em một cuộc đời mới, nhưng điều đó không có nghĩa là em phải sống như hết thảy mọi người kì vọng. Em có cuộc sống riêng và em sống cho cuộc đời của chính mình cũng có những lầm lỗi.

Xã hội không nên có cái nhìn quá khắt khe về em. Sự việc em đón cha mẹ về, nói lời xin lỗi những người từng yêu quý và giúp đỡ em tạm kết một sai lầm… Không thể nói thêm về tương lai nhưng hãy cho Hào Anh những thứ khác nhiều hơn những gì đã qua nếu thương em một cách trọn vẹn và nhân ái…

Hào Anh có tuổi thơ cơ cực, em được mọi người quan tâm không đồng nghĩa với việc em sẽ trở thành một người tốt hoàn hảo nếu như không có sự uốn nắn và tương tác tích cực. Xã hội, dư luận nếu thật sự quan tâm em thì hãy định hướng cho em nhận thức được những hành vi hiện tại của mình là không đúng thay vì phê phán nặng nề hơn.

Hãy cho người quay lại thêm một cơ hội nữa, trách nhiệm còn lại là của chính quyền địa phương, của những người lớn trong gia đình em, của nhóm bạn tốt. Còn với Hào Anh, lương tâm và trách nhiệm của bản thân em cũng cần soi rọi chính cách sống của mình!

PV: Xin cảm ơn ông!

Trúc Vân (thực hiện)