Du lịch Ai Cập khó vực dậy sau vụ khủng bố du khách Việt Nam
Sau khi thảm kịch xảy ra, Thủ tướng Ai Cập Mostafa Madbouly nhanh chóng nói đến “một sự cố đáng tiếc”, đồng thời khẳng định “không có quốc gia nào trên thế giới có thể bảo đảm an ninh được 100%”.
Tuy việc kiểm soát đã được tăng cường tại các địa điểm du lịch của Ai Cập từ ba năm qua, nhưng các chuyên gia thường xuyên chỉ trích những thiếu sót của chính quyền tại một số di tích, nhất là những kim tự tháp nằm tại khu phố bình dân của thủ đô.
Hiện trường vụ đánh bom tối 28/12 khiến 3 du khách Việt thiệt mạng ở Ai Cập |
Để chứng minh là tình hình an ninh đang nằm trong vòng kiểm soát, ngay đêm sau vụ khủng bố, chính quyền Ai Cập đã cho bố ráp gần nơi xảy ra vụ nổ và cả Al Arish ở Bắc bán đảo Sinai. Cảnh sát đã triệt hạ “40 kẻ khủng bố đang có một loạt kế hoạch tấn công vào du lịch, địa điểm thờ phụng của người Công giáo và lực lượng an ninh”, theo Bộ Nội vụ Ai Cập. Nhưng nhiều chuyên gia không tin đó là cuộc tấn công khủng bố thật mà cho rằng có thể đó là vụ dàn cảnh với cớ chống khủng bố. Oded Berkowitz, nhà phân tích của cơ quan tư vấn rủi ro địa chính trị Max Security ghi nhận các chi tiết đáng ngờ trên những tấm ảnh được công bố. Trong 31 tấm hình này, không thấy các đầu đạn trên mặt đất, những vết thương ở đầu và trên lưng, nhưng vật dụng xung quanh cho thấy có một bàn tay đã can thiệp, không giống như mô tả là “những cuộc chạm súng dữ dội”.
Vẫn chưa có tổ chức nào nhận trách nhiệm, vụ khủng bố xe chở du khách người Việt là một cú đòn mới nặng nề cho đất nước của các Pharaon. Lĩnh vực du lịch vốn ảnh hưởng đến 30% dân số vừa mới hồi phục, lại trở thành đích nhắm của các nhóm cực đoan. Những nhóm này chừng như muốn ngăn trở chính quyền Tổng thống Al Sissi tìm lại được thời huy hoàng cũ, khi cứ mỗi lần lĩnh vực này được cải thiện thì lại tấn công vào khách du lịch nước ngoài. Một số nhà tổ chức tour lớn như Thomas Cook hay TUI đã hủy các chuyến đi Ai Cập trong những ngày tới.
Ngành du lịch Ai Cập khó vực dậy sau vụ khủng bố du khách Việt |
Ai Cập là mục tiêu của nhiều vụ tấn công do các nhóm Hồi giáo cực đoan thực hiện. Các nhóm cực đoan này nhằm chủ yếu vào lực lượng an ninh và tín đồ dòng Chính thống giáo Coptic Ai Cập thiểu số.
Hồi tháng 10/2015, Nhà nước Hồi giáo (IS) đã nhận trách nhiệm vụ đám bom làm thiệt mạng 224 người trên một máy bay Nga chở du khách của nước này sau khi cất cánh từ Charm el-Chiekh, khu tắm biển nổi tiếng của Ai Cập nằm ở phía nam bán đảo Sinai.
Vụ tấn công này đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch Ai Cập, ngành kinh tế chủ chốt của nước này vốn đã bị chao đảo vì bất ổn chính trị kể từ cuộc nổi dậy của quần chúng hồi năm 2011 dẫn tới sự ra đi của cựu Tổng thống Hosni Mubarak.
Vào tháng 1/2016, IS đã nhận trách nhiệm về một vụ tấn công khủng bố nhắm vào một xe buýt chở du khách gần các kim tự tháp, nhưng không gây thương tích cho một ai.
Những tháng vừa qua, ngành du lịch Ai Cập đã hồi sinh phần nào với 8,2 triệu du khách đến thăm vào năm 2017, theo con số thống kê chính thức. Tuy nhiên con số này vẫn còn thua xa 14,7 triệu du khách đến Ai Cập vào năm 2010.
Giây phút rùng mình của cô gái Việt khi vào kim tự tháp Ai Cập |
Th.Long
AFP
-
Nâng mức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát lên 60 triệu đồng/căn
-
Thống đốc NHNN nêu giải pháp để hoạt động tín dụng gắn với phát triển kinh tế xanh
-
Chính phủ đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
-
Cân nhắc việc thành lập Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia
-
Bộ Trưởng Bộ Công Thương: Điện phải đi trước một bước