Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Đột phá lớn từ một doanh nghiệp nhỏ

13:54 | 04/05/2018

Theo dõi PetroTimes trên
|
Vì sao một doanh nghiệp nhỏ mà lại có sự đột phá lớn như vậy? - Đó là câu hỏi đặt ra từ câu chuyện của Tổng Công ty Thiết bị điện Đông Anh, đơn vị đã chế tạo thành công máy biến áp 500kV đầu tiên của Việt Nam và cũng là đầu tiên ở Đông Nam Á. 

Từ một đơn vị sửa chữa nhỏ…

Ra đời đúng vào thời kỳ leo thang chiến tranh ở miền Bắc của đế quốc Mỹ (1971), Nhà máy Sửa chữa Thiết bị điện Đông Anh (nay là Tổng Công ty Thiết bị điện Đông Anh - EEMC) khi ấy có nhiệm vụ chính là sửa chữa, đại tu lò, turbine cho các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, sửa chữa các máy biến áp công suất nhỏ…

dot pha lon tu mot doanh nghiep nho
Máy biến áp do EEMC sản xuất

Tháng 12-1981, nhà máy được đổi thành Công ty Sửa chữa và Chế tạo thiết bị điện. Nắm bắt được xu hướng phát triển của thị trường, công ty chuyển hướng phát triển, ngoài sửa chữa các loại máy móc thiết bị điện, công ty xin giấy phép sản xuất kinh doanh. Việc chuyển hướng sang vừa sửa chữa cải tạo, vừa thiết kế sản xuất các sản phẩm cho ngành điện thực sự là một bước ngoặt trong quá trình phát triển của công ty. Các sản phẩm chủ yếu trong những ngày đầu chế tạo là các máy biến áp phân phối, trung gian, cáp nhôm trần tải điện với nhiều cỡ loại, tiết diện khác nhau, các loại tủ bảng điện…

…Đến những thành công đột phá

Chỉ ít lâu sau khi chuyển hướng sang thiết kế sản xuất, năm 1993, công ty đã tạo dấu ấn khi trở thành đơn vị đầu tiên sản xuất thành công máy biến áp 110kV. 10 năm sau, EEMC lại tiếp tục thành công trong việc sản xuất máy biến áp 220kV. Thế nhưng, dấu mốc vàng son lớn nhất trong quá trình phát triển đến nay có lẽ là quá trình “thai nghén” và cho ra đời chiếc máy biến áp 500kV đầu tiên tại Việt Nam và Đông Nam Á. Vào thời điểm đó (năm 2010), trên thế giới chỉ có 20 quốc gia chế tạo thành công máy biến áp 220kV và 12 quốc gia chế tạo được máy biến áp 500kV, nhiều quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh trong khu vực cũng chưa thể làm được. Thế nên, việc hoàn thiện và đưa vào vận hành chiếc máy biến áp lịch sử đã thực sự tạo nên một dấu mốc chói lọi cho ngành điện nước nhà.

Là kỹ sư chính tham gia vào quá trình nghiên cứu và chế tạo thành công cả 3 loại máy biến áp nói trên, kỹ sư Nguyễn Thị Nguyệt cho biết: “Khi chúng tôi bắt tay vào chế tạo máy biến áp 500kV, các chuyên gia Nga sang thăm và đã “cảnh báo”, đừng tưởng chế tạo thành công được máy 110kV, 220kV mà có thể chuyển sang chế tạo máy 500kV, vì nó hoàn toàn có công nghệ, kết cấu khác, rất khó khăn và phức tạp. Đúng như cảnh báo của chuyên gia bạn, đó thực sự là một thách thức rất lớn”.

Những ngày tháng ấy, bà Nguyệt và các cộng sự của mình gần như đã dành trọn thời gian, tâm trí và sức lực cho chiếc máy biến áp 500kV. Toàn bộ các kiến thức và kỹ thuật chế tạo máy biến áp đã được tích lũy từ nhiều năm nay, kết hợp với việc nghiên cứu kỹ thuật của các nước tiên tiến, các bản vẽ bắt đầu được hình thành. Kỹ sư Nguyễn Thị Nguyệt cho biết: Riêng bản vẽ nội dung máy, bà đã vẽ đến 750 bản, chưa kể đến hàng nghìn bản vẽ chi tiết máy. Cứ như vậy, có những thời điểm bà cảm thấy hoài nghi về khả năng thành công của chính mình. Tiếp tục kiên trì, bà Nguyệt và các đồng nghiệp đã nhận thấy những kết quả tích cực hơn trong quá trình thử nghiệm. Sau gần 3 năm, với gần 1.500 bản vẽ, hàng trăm thí nghiệm, chiếc máy biến áp 500kV đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á đã hoàn thành, đúng dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội (ngày 7-10-2010).

Nhớ lại buổi thử nghiệm hạng mục thử cao áp, bà Nguyệt vẫn “rùng mình”: “Tôi đã không dám nhìn vào hệ thống máy liên tục kêu rào rào do nâng áp, tia lửa điện đánh xèo xèo, cột lửa xanh cao hơn tầm tay với phóng ra như luồng gas (do ion hóa không khí). Sự hồi hộp khiến ai cũng nín thở, thót tim. Rồi ai đó chợt reo lên: Thành công rồi. Thành công rồi! Tất cả chợt như vỡ òa…”.

Chất lượng chuyên môn - Yếu tố then chốt

Người ta đặt nhiều dấu hỏi cho những bước đi đột phá của EEMC. Vì đâu mà chỉ sau một thời gian không dài, nhưng liên tiếp đạt được những kết quả đáng ngưỡng mộ đến vậy? Ông Trần Văn Quang - Chủ tịch HĐQT EEMC chia sẻ về những thắc mắc này. Ông cho biết, những thành công mà tổng công ty đạt được theo ông là nhờ hai yếu tố: Nhân lực và khoa học kỹ thuật. Về yếu tố con người, công ty luôn xác định đó là yếu tố then chốt trong mọi kế hoạch phát triển, vì vậy ban lãnh đạo công ty đã tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng nhiều biện pháp.

Cùng với việc nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động thông qua các lớp đào tạo phù hợp với dây chuyền sản xuất ngay tại nhà máy, công ty còn cử kỹ sư đi học nâng cao trình độ ở nước ngoài. Cùng với đó, công ty còn thường xuyên mời chuyên gia nước ngoài tư vấn, giúp đỡ; liên tục đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại, như máy cắt tôn, lò sấy, máy lọc dầu, thiết bị thí nghiệm…

Không chỉ chú trọng đào tạo, trong những năm qua, EEMC không ngừng xây dựng cơ chế thu hút nguồn nhân lực lao động chất lượng cao, đặc biệt là những kỹ sư, kỹ thuật viên trẻ được đào tạo cơ bản với trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học và đội ngũ công nhân từ các trường công nhân kỹ thuật, trường đại học kỹ thuật công nghệ, quản lý kinh tế hàng đầu Việt Nam và quốc tế.

Chính sách nhân sự của EEMC được xây dựng với mục đích biến nguồn nhân lực trở thành ưu thế đặc biệt, giữ vai trò quyết định để thực hiện thành công những ý tưởng lớn và táo bạo. Nhân lực và ứng dụng khoa học kỹ thuật - Đó là sự đầu tư “sinh lời” nhất mà tổng công ty đã thực hiện. Đó cũng là câu trả lời đầy kiêu hãnh cho những thành công lớn mà EEMC đạt được.

Thành tích, danh hiệu tiêu biểu của EEMC:

* Tập thể:

- Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2009);

- Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 2014);

- Giải thưởng quốc tế cho thương hiệu tốt nhất do CLB các nhà lãnh đạo DN tại Madrid trao tặng;

- Nhiều bằng khen của Chính phủ, Bộ Công Thương, EVN...

* Cá nhân:

- Kỹ sư Nguyễn Thị Nguyệt được phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (năm 2006).

Kim Oanh