Đông Nam Á quản lý đất hiếm như thế nào?
Một khu khai thác đất hiếm ở Malaysia |
Đất hiếm là nhóm gồm 17 nguyên tố hóa học được sử dụng trong các sản phẩm như tia laser, thiết bị quân sự, nam châm trong xe điện, tuabin gió và các thiết bị điện tử phổ biến như điện thoại thông minh.
Những khoáng chất này không hiếm trong lớp vỏ trái đất, nhưng các chất có giá trị kinh tế lại rất hiếm. Để tách các chất này thành các vật liệu cần thiết để sản xuất nam châm vĩnh cửu dùng trong các sản phẩm quan trọng là một quá trình phức tạp.
Dưới đây là các biện pháp được một số quốc gia châu Á công bố hoặc triển khai thực hiện.
MALAYSIA
Malaysia sở hữu khoảng 30.000 tấn trữ lượng đất hiếm, chỉ chiếm một phần nhỏ nguồn cung toàn cầu và thấp hơn nhiều so với trữ lượng của Trung Quốc, ước tính khoảng 44 triệu tấn.
Do vậy, Malaysia đã quyết định hạn chế xuất khẩu các nguồn tài nguyên khoáng sản thiết yếu.
Lynas Rare Earths Ltd của Australia, nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất bên ngoài Trung Quốc, đang sở hữu một nhà máy ở Malaysia dùng để xử lý đất hiếm lấy từ Australia.
Malaysia đã áp đặt các hạn chế đối với một số hoạt động của Lynas, với lý do lo ngại về mức độ phóng xạ từ vết nứt và rò rỉ. Tuy nhiên Lynas đã phản đối lý do này.
Hiện chưa thể xác định ngay sản phẩm đất hiếm nào sẽ nằm trong lệnh cấm của Malaysia.
MYANMAR
Tại Myanmar, các mỏ ở khu vực Pangwa thuộc bang Kachin, nơi có nguồn đất hiếm lớn nhất cả nước, đã bị đóng cửa để kiểm tra kể từ ngày 4/9 cho đến khi có thông báo mới, khiến nhiều người lo ngại về nguồn cung ngắn hạn.
Năm ngoái, Myanmar chiếm 4% sản lượng khai thác đất hiếm toàn cầu, với sản lượng tương đương 12.000 tấn oxit đất hiếm.
Hoạt động khai thác thiếc tại một khu vực sản xuất then chốt của Myanmar cũng bị đình chỉ vào đầu năm nay.
INDONESIA
Indonesia đã cấm xuất khẩu quặng niken từ năm 2020 để tối đa hóa doanh thu từ quá trình chế biến quặng được sử dụng trong thép không gỉ và pin xe điện.
Hồi tháng 1, một nhà sản xuất niken lớn khác là Philippines đã cân nhắc việc đánh thuế xuất khẩu quặng niken để khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực hạ nguồn trong nước.
Một mỏ đất hiếm ở Trung Quốc |
TRUNG QUỐC
Hồi tháng 7, Trung Quốc đã công bố hạn chế xuất khẩu gali và germani, hai kim loại quan trọng được dùng để sản xuất chất bán dẫn, làm dấy lên mối lo ngại mới, cho rằng Bắc Kinh có thể sẽ hạn chế xuất khẩu các vật liệu khác, bao gồm cả đất hiếm.
Trung Quốc chiếm 70% sản lượng khai thác đất hiếm toàn cầu vào năm 2022, nhưng lại chiếm từ 85 - 90% thị phần sản xuất nam châm và đất hiếm đã qua chế biến.
Năm 2010, viện cớ lo ngại về môi trường, Trung Quốc đã hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản sau tranh chấp lãnh thổ, khiến Nhật Bản, quốc gia phụ thuộc gần như toàn bộ đất hiếm vào Trung Quốc, phải tìm kiếm các nhà cung cấp khác.
Nhật Bản đã đầu tư vào Lynas và giảm tỷ lệ nhập khẩu đất hiếm từ Trung Quốc xuống còn 58% vào năm 2018.
Mỏ đất hiếm lớn nhất châu Âu được tìm thấy ở Thụy Điển |
Pháp lập quỹ đầu tư kim loại hiếm |
Mỹ tìm đến đất hiếm của Mông Cổ |
Ý Thiên
AFP