Đồng Nai đề xuất đưa cầu Ghềnh vào bảo tàng
Tàu thuyền qua lại ở khoang thông thuyền số 4, một trong hai nhịp còn lại của cầu Ghềnh |
Theo kiến nghị của UBND tỉnh Đồng Nai với Bộ Giao thông Vận tải, muốn giữ lại nguyên trạng nhịp 1 và 4 để đưa vào bảo tàng, vì hình ảnh cầu Ghềnh đã trở thành dấu ấn với người dân Biên Hòa.
Việc giữ lại những nhịp cầu không chỉ là nguyện vọng của lãnh đạo tỉnh mà còn là nguyện vọng của người dân Biên Hòa. Tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện để giải phóng mặt bằng, dây điện… giúp đưa 2 nhịp cầu vào bờ an toàn, ông Võ Văn Chánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho hay.
Theo vị này, nếu được đồng ý, tỉnh sẽ đưa một nhịp cầu Ghềnh vào bảo tàng, nhịp còn lại sẽ thay thế nhịp cầu Rạch Cát (cách cầu Ghềnh chừng 500 m) bắc qua sông Cái.
Cầu Ghềnh, hay còn gọi là cầu Gành, là cầu bắc qua sông Đồng Nai, nối phường Bửu Hòa và xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, trên trục dường sắt Bắc Nam.
Theo tài liệu, cây cầu được người Pháp xây dựng năm 1901, khánh thành vào năm 1904. Phần giữa cầu dành cho tàu lửa và xe ô tô, hai bên cầu dành cho xe hai bánh.
Người dân đến xem trục vớt cầu Ghềnh |
Tài liệu từ Bảo tàng tỉnh Đồng Nai ghi, cầu Ghềnh dài 223,3m, có kiến trúc Gothic trang nhã, nhịp cầu được làm hình vòng cung, gồm có 4 vòng, hình dáng bên ngoài cầu tương tự cầu Trường Tiền ở Huế.
Từ năm 2013, cầu chỉ dành cho giao thông đường sắt và xe hai bánh lưu thông.
Đến 20/3/2016 cầu bị xà lan đâm sập, 2 nhịp cầu rơi xuống sông.
Dự kiến cầu Ghềnh sẽ được xây mới và đi vào vận hành trong tháng 7/2016.
Trục vớt tàu kéo xà lan đâm vào cầu Ghềnh | |
Vụ sập cầu Ghềnh: Đã vớt được một phần nhịp số 3 | |
Tách thành công nhịp số 2 cầu Ghềnh |
Hiển Võ
-
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh sự cần thiết phải sửa đổi Luật Điện lực
-
Bổ sung chính sách thu hút nhà đầu tư khảo sát dự án điện gió ngoài khơi
-
Bay chặn, ép hạ cánh với tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam
-
Gỡ "thẻ vàng" IUU: Xóa bỏ toàn bộ tàu “3 không”, xử lý dứt điểm “tàu ma”
-
Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị BRICS mở rộng