Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Đổi mới tư duy đào tạo nghề

09:38 | 24/04/2018

348 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trong kỷ nguyên số, tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công tác đào tạo nghề của Việt Nam không thể tiếp tục với hình thức giảng dạy như hiện nay mà phải thay đổi để phù hợp với xu thế và nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường, xã hội.

Không bắt kịp nhu cầu thị trường

Tại hội thảo đổi mới phương pháp dạy học trong kỷ nguyên số đối với lĩnh vực nghề nghiệp vừa mới được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức, Thứ trưởng Lê Quân nói: “Cho phép phát triển thị trường đào tạo trực tuyến, cho phép các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học có đủ năng lực có thể cung cấp các chương trình, môn học, môđun trực tuyến cho học sinh tại các trường hoặc người dân có nhu cầu học”.

doi moi tu duy dao tao nghe
Thực hành công nghệ tại một cơ sở đào tạo nghề nghiệp

Theo Thứ trưởng Lê Quân, giáo dục nghề nghiệp đang đứng trước nhiều thách thức lớn. “Tư duy của chính chúng ta là tư duy hệ thống, bao cấp và chậm chuyển đổi theo nhu cầu của thị trường. Chúng ta phải đổi mới trong bối cảnh nguồn lực còn hạn chế, trong đó có nguồn lực về tài chính và đặc biệt chất lượng nguồn nhân lực. Chúng ta đang lúng túng đổi mới các cơ chế chính sách để đáp ứng những yêu cầu mới. Ngoài ra, do ảnh hưởng của yếu tố tâm lý xã hội, người học có tâm lý học chạy theo bằng cấp, chưa chú trọng đến yếu tố thực nghề, thực nghiệp”, Thứ trưởng Lê Quân nhận xét.

Do đó, đổi mới hình thức đào tạo nghề là một yêu cầu bức thiết. Đáng chú ý, hiện cơ cấu nguồn nhân lực đang bất hợp lý, cứ 1 cử nhân thì chưa có được 1 người trình độ nghề nghiệp bậc cao đẳng, trung cấp. Đó chính là yêu cầu bắt buộc phải đào tạo thợ kỹ thuật, kỹ thuật viên ở trình độ cao đẳng, trung cấp. Ngoài ra, sự hợp tác quốc tế và những biến đổi công nghệ sẽ rút ngắn khoảng cách tụt hậu, lạc hậu… trong đào tạo.

Phát triển đào tạo trực tuyến

Thứ trưởng Lê Quân cũng cho biết, thời gian tới Bộ LĐ-TB&XH sẽ triển khai 2 dự án lớn:

Một là, xây dựng cơ sở quản lý dữ liệu tích hợp hệ thống trong toàn quốc để kết nối tất cả các trường nghề nhằm mục đích toàn bộ thủ tục hành chính, công tác kiểm định chất lượng, quản lý văn bằng chứng chỉ… đều được thực hiện trực tuyến.

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đang xây dựng 6 môn học chung cho các bậc cao đẳng, trung cấp và sẽ đưa 6 môn học này vào đào tạo trực tuyến; cho phép người học toàn quốc được học và thi các môn học này online.

Hai là, phát triển đào tạo trực tuyến đáp ứng nhu cầu học trực tuyến của mọi đối tượng trong xã hội, theo xu hướng của kỷ nguyên số.

Hai dự án này sẽ khuyến khích đổi mới phương pháp đào tạo nghề theo hình thức trực tuyến và tạo ra thị trường đào tạo nghề trực tuyến.

Ngoài ra, Thứ trưởng Quân nói: “Bộ LĐ-TB&XH đã đề xuất một số giải pháp như tăng cuờng quản lý Nhà nước từ cấp bộ tới sở, ngành; tập trung đào tạo đội ngũ lãnh đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó hiệu trưởng phải có đủ năng lực phẩm chất, có động lực, áp lực để triển khai giải pháp đổi mới; tăng cường năng lực cho đội ngũ giảng viên và kỹ thuật cho các trường nghề, ứng dụng khoa học công nghệ trong quá trình đổi mới quản lý cũng như đổi mới hoạt động”.

Hiện nay, Bộ LĐ-TB&XH đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, trong quản lý, đồng thời xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu toàn ngành, xây dựng cơ sở dữ liệu ngành kết nối với hệ thống gần 2.000 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Với các hoạt động này, Bộ LĐ-TB&XH sẽ đẩy mạnh kết nối cung ứng lao động theo nghề, theo khu vực và kết nối với nhu cầu của thị trường lao động.

Ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH cho biết thêm, theo chỉ đạo của Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đang xây dựng 6 môn học chung cho các bậc cao đẳng, trung cấp và sẽ đưa 6 môn học này vào đào tạo trực tuyến; cho phép người học toàn quốc được học và thi các môn học này online, qua đó giảm thiểu chi phí đào tạo, tạo sự linh hoạt cho người học và tạo sự thân thiện của người học với công nghệ thông tin. Bước tiếp theo, Bộ LĐ-TB&XH sẽ cho phép triển khai nhiều môđun đào tạo online khác như tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Nhật, kỹ năng, kiến thức nghề cơ bản... Với công nghệ mới, người học có thể học mọi nơi và mọi lúc có thể dễ dàng tiếp cận giáo dục nghề nghiệp.

Để có thể đổi mới hình thức đào tạo giáo dục nghề nghiệp hiệu quả, ông Nguyễn Hồng Minh yêu cầu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong quản lý, dạy và học; xây dựng, quản lý các lớp học, các chương trình đào tạo trên mạng internet thông qua các ứng dụng di động; phát triển ứng dụng công nghệ trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý để nâng cao năng lực quản lý và dạy học...

P.V