Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Lập cập khi chuyển đổi số

20:06 | 04/04/2019

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ứng dụng công nghệ để nâng cao năng lực hoạt động, gia tăng sức cạnh tranh, tuy nhiên đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam hiện đang vấp phải hàng loạt rào cản như thiếu kỹ năng số, nhân lực, thiếu nền tảng công nghệ đủ mạnh…  
doanh nghiep vua va nho lap cap khi chuyen doi soToàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam năm 2019: “Bứt phá giới hạn”
doanh nghiep vua va nho lap cap khi chuyen doi soDịch vụ điện thời kinh tế số

Theo báo cáo “Chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực châu Á - Thái Bình Dương” (do Công ty nghiên cứu IDC thực hiện độc lập) được Cisco Việt Nam công bố ngày 4/4, có hơn 60% doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã bắt đầu số hóa nhờ vào việc truy cập Internet được cải thiện và tỉ lệ sở hữu smartphone ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, báo cáo cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải đối mặt với những rào cản trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số như thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%), thiếu nền tảng CNTT đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số (16,7%) và thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%). Dù vậy báo cáo cũng chỉ ra rằng tại Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đang bước đầu đầu tư vào đám mây, an ninh mạng và nâng cấp phần mềm, phần cứng để chuyển đổi số.

doanh nghiep vua va nho lap cap khi chuyen doi so
Ảnh minh họa

Khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam số hóa nhiều hơn, không ngạc nhiên khi đám mây là công nghệ được đầu tư nhiều nhất (18%). Điều này phù hợp với xu hướng áp dụng điện toán đám mây trên toàn khu vực, bởi công nghệ cho phép các doanh nghiệp mở rộng nhanh chóng khi có nhu cầu mà không phải đầu tư nhiều vốn vào cơ sở hạ tầng CNTT.

Khi thực hiện số hóa, doanh nghiệp tại Việt Nam cũng áp dụng các công nghệ an ninh mạng khi 12,7% cho rằng an ninh mạng là một trong ba công nghệ hàng đầu nên được đầu tư nhiều nhất. Điều này khẳng định doanh nghiệp đặt vấn đề bảo mật lên trên và làm trọng tâm của hành trình chuyển đổi kỹ thuật số. Cùng đó, có 10,7% cho biết đang đầu tư vào việc nâng cấp phần mềm và phần cứng CNTT.

Bà Lương Thị Lệ Thủy, Tổng giám đốc Cisco Việt Nam đánh giá, cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ và các tập đoàn công nghệ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang số hóa nhanh chóng và khai thác sức mạnh của công nghệ để mở rộng doanh nghiệp, cơ hội tiếp cận khách hàng.

Khảo sát từ quá trình tiến hành thực hiện báo cáo cũng tiết lộ rằng các sáng kiến của Chính phủ có tác động rõ rệt đến quá trình số hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. 64% nói rằng họ nhận biết được các sáng kiến hỗ trợ của Chính phủ và được hưởng lợi từ các chính sách đó. 30% còn lại biết đến nhưng chưa tham gia vào các chương trình này.

Đại diện Cisco cũng khuyến cáo việc chuyển đổi kỹ thuật số là một hành trình đường dài, không phải là cuộc đua chạy nước rút. Các doanh nghiệp phải liên tục đánh giá mức độ phát triển trên tất cả các khía cạnh, ưu tiên các sáng kiến chủ chốt để thu hẹp khoảng cách.

Ngoài ra nên tìm cách đạt được hiệu quả thông qua quá trình tự động hóa bằng cách tận dụng các công nghệ liên quan, nên xây dựng các chính sách nhằm tiêu chuẩn hóa các quy trình.

Báo cáo “Chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực châu Á - Thái Bình Dương” do IDC khảo sát độc lập ở 4 khía cạnh: tiếp nhận và ứng dụng công nghệ; chiến lược và tổ chức chuyển đổi kỹ thuật số; quy trình và quản lý; khả năng tìm kiếm, quản lý và duy trì nhân lực giỏi phục vụ số hóa.

Nguyễn Hưng