Doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ tự tin vươn ra "biển lớn" nếu được hỗ trợ pháp lý
Các hiệp định thương mại thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) được thực thi đang thực sự tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng quá nhiều áp lực phải "lớn" đối với DNNVV tại Việt Nam. Với hơn 90% DNNVV trong tổng số doanh nghiệp hiện có, việc tạo cơ hội thuận lợi về thủ tục hành chính, môi trường đầu tư đặc biệt là hỗ trợ về pháp lý cho đội ngũ doanh nghiệp này thực sự là việc làm cần kíp.
Mặc dù thời gian qua, Chính phủ và Nhà nước đã xây dựng và thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động này theo đánh giá từ cộng đồng doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế. Để thực sự giúp DNNVV có thể "vươn ra biển lớn" rất cần sự nỗ lực tháo gỡ khó khăn từ tất các cấp bộ, ngành liên quan.
Để tạo điều kiện cho DNNVV, Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cho hoạt động hỗ trợ pháp lý cho khối doanh nghiệp này.
DNNVV rất cần những hỗ trợ pháp lý để tự tin vươn ra "biển lớn" |
Theo Thông tư, có 3 nguồn kinh phí có thể bảo đảm hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DNNVV. Thứ nhất, kinh phí bảo đảm cho hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DNNVV do ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp ngân sách nhà nước, được bố trí trong dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước trên cơ sở kế hoạch triển khai hoạt động hỗ trợ DNNVV hàng năm của bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Thứ hai, nguồn kinh phí tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phục vụ hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DNNVV theo quy định của pháp luật. Thứ ba, nguồn đóng góp của doanh nghiệp.
Dự thảo cũng nêu rõ các quy định một số nội dung chi, mức chi cụ thể đối với các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DNNVV.
Cụ thể như chi xây dựng, duy trì, cập nhật các cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật và cơ sở dữ liệu về vụ việc, vướng mắc pháp lý được các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND cấp tỉnh xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật để hỗ trợ pháp lý cho DNNVV.
Chi xây dựng, biên soạn tài liệu cung cấp thông tin pháp luật cho DNNVV; chi tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho DNNVV; các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho mạng lưới tư vấn viên pháp luật.
Chi tổ chức hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho DNNVV; chi thuê chuyên gia tư vấn pháp luật (không bao gồm cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước) độc lập với cơ quan có trách nhiệm trả lời cho DNNVV tối đa 1 triệu đồng/lần.
Chi dịch tài liệu từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại phục vụ công tác hỗ trợ pháp lý cho DNNVV; chi mua sắm tài sản, trang thiết bị; in và mua các ấn phẩm, sách, tài liệu tuyên truyền thực hiện theo hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật hiện hành và phải dược cấp có thẩm quyền phê duyệt bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm.
Dự thảo cũng nêu rõ nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ pháp lý cho DNNVV. Cụ thể, kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ pháp lý cho DNNVV phải được lập dự toán, quản lý và sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Cùng với đó, các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý và sử dụng kinh phí đúng quy định, hiệu quả, tiết kiệm; tính trung thực, chính xác, đầy đủ pháp lý của hồ sơ, chứng từ liên quan đến sử dụng kinh phí; hạch toán, quyết toán và lưu trữ hồ sơ theo đúng chế độ quy định.
Dự thảo đang lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm hoàn thiện các nội dung để trình Chính phủ trong thời gian tới.
P.V
Không thể để doanh nghiệp FDI một đường, doanh nghiệp Việt một nẻo! |
Hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài |
Đẩy mạnh triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa |
-
Tôn vinh Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh năm 2024
-
Vai trò của lãnh đạo báo chí và doanh nghiệp với phát triển bền vững
-
Luật sư Trương Anh Tú: Dự thảo luật về hoàn thuế GTGT phải đảm bảo công bằng cho doanh nghiệp
-
SEMICON VIETNAM 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam và quốc tế
-
190 doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024