Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Điện than gặp khó, điện khí lên ngôi

09:40 | 24/11/2021

Theo dõi PetroTimes trên
|
Tài chính cho nhiệt điện than đang trở nên eo hẹp khi nhiều tổ chức tài chính nói không với nguồn điện này. Trong khi điện gió, điện mặt trời vẫn còn những nhược điểm, thì hệ thống điện Việt Nam giai đoạn tới sẽ phải dựa vào một trụ cột khác: nhiệt điện khí.
Điện than gặp khó, điện khí lên ngôi
Điện than gặp khó, điện khí lên ngôi.

Khép cửa với nhiệt điện than

Trong phiên họp với Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào 21/9 vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc sẽ không xây dựng các dự án nhiệt điện than mới ở nước ngoài nhằm thúc đẩy nỗ lực đối phó với biến đổi khí hậu. Động thái mới này được cho là có thể hạn chế đáng kể việc cung cấp tài chính cho các nhà máy nhiệt điện than trên thế giới.

Ngay sau khi tuyên bố này được đưa ra, một chuyên gia tài chính quốc tế đang làm việc ở Thái Lan kể rằng sau phát biểu của ông Tập Cận Bình, các ngân hàng Trung Quốc nói luôn sẽ không tài trợ vốn cho nhiệt điện than nữa.

Chuyện thu xếp vốn cho các dự án điện thực ra đã khó từ năm 2016. Nếu để ý sẽ thấy gần đây Tập đoàn Điện lực Việt Nam mới thu xếp vốn được thêm cho nhiệt điện Quảng Trạch 1, song đến nay mới gọi là chọn xong nhà thầu EPC, và nhà máy này vay vốn trong nước của Vietcombank.

Còn lại từ 2017 đến giờ không có nhà máy nhiệt điện lớn nào được triển khai. Có nhiều lý do dẫn đến việc này nhưng lý do chính là không vay được vốn ngoại”, vị này chia sẻ từ kinh nghiệm thu xếp vốn mà bản thân tích lũy được.

Từ năm 2016 trở đi, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã tuyên bố không hỗ trợ vốn cho điện than theo công nghệ siêu tới hạn. Ngay sau đó một số ngân hàng quốc tế như Pháp, Hà Lan cũng nói không với điện than, chỉ còn ngân hàng Trung Quốc vẫn tài trợ vì Trung Quốc không nằm trong OECD nên không bị chi phối bởi tổ chức này.

Tuy nhiên, đến nay với tuyên bố của ông Tập Cận Bình, “cửa” thu xếp vốn này cũng khép dần lại. Hàng loạt dự án điện than sẽ đối mặt khả năng thiếu vốn. Điều “an ủi” là các dự án nhiệt điện than trong Quy hoạch điện 8 đều là các dự án được chuyển tiếp từ quy hoạch điện 7 và 7 điều chỉnh sang, nhiều dự án trong số đó đã có kế hoạch tài chính rõ ràng nên ít bị ảnh hưởng.

Nhưng những diễn biến trên thị trường tài chính thế giới cho thấy, tương lai vốn cho nhiệt điện than sẽ thực sự trở nên bế tắc. Trong khi đó, yêu cầu có được một hệ thống điện chạy ổn định, kiểm soát được, chủ động được là điều bất cứ quốc gia nào cũng phải lưu tâm. Do đó, tìm được nguồn điện thay thế được sự thiếu hụt của nhiệt điện than trong tương lai phải được tính đến khi điện gió, mặt trời vẫn bị hạn chế về khả năng phát điện ổn định.

Trong bối cảnh đó, hàng loạt “đại gia” trong nước cũng đang dành sự quan tâm đặc biệt cho điện khí. Ngày 24/10, dự án Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh đã được khởi động. Đây là dự án điện đầu tiên sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu tại miền Bắc, có công suất lên tới 1.500MW, kinh phí đầu tư gần 48.000 tỷ đồng của tổ hợp nhà đầu tư PV Power - Colavi - Tokyo Gas - Marubeni.

Trước đó, Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng (Quảng Trị) giai đoạn I (công suất 1.500 MW) với tổng vốn đầu tư gần 54.000 tỷ đồng cũng đã được tỉnh Quảng Trị cấp Quyết định chủ trương đầu tư. Là nhà đầu tư năng lượng tái tạo lớn hàng đầu Việt Nam với 1.294MW, nhiều năm qua tập đoàn Trung Nam vẫn đang theo đuổi dự án nhiệt điện khí ở Cà Ná – nơi phù hợp làm cảng nước sâu vận chuyển khí.

Thực tế, khi xây dựng quy hoạch điện 8, Bộ Công Thương đã tính toán gia tăng đáng kể tỷ trọng điện khí trong tổng công suất nguồn điện. Theo đó, đến năm 2025 công suất lắp đặt nhiệt điện khí (tính cả LNG) là 14.117 MW, chiếm tỷ lệ 13,4-13,7%; công suất nhiệt điện khí đến năm 2030 tăng rất mạnh, tăng lên đến 27.471-32.271 MW, chiếm tỷ lệ 21,1-22,4% tổng công suất. Đến năm 2045, công suất nhiệt điện khí tiếp tục tăng lên, chiếm tỷ lệ 23,5-26,9%. Đây là hướng đi phù hợp với xu hướng chung của thế giới, góp phần gia tăng nguồn điện thân thiện với môi trường hơn trong hệ thống điện Việt Nam.

Lo nguồn cung khí

TS Ngô Đức Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng cho rằng hiện nay các nước không làm nhiệt điện than, mà làm nhiệt điện khí – khí hóa lỏng LNG, nguồn điện này ổn định và ưu điểm hơn nhiệt điện than rất nhiều. Nhưng việc nhập khí cho các nhà máy điện sẽ gặp không ít thách thức và phụ thuộc phần lớn vào thị trường quốc tế.

TS Ngô Đức Lâm không khỏi tiếc nuối khi Việt Nam để “lỡ thời cơ nhập khí giá rẻ”. Thời điểm năm 2015, giá khí hóa lỏng đắt gấp rưỡi giá than, cho nên nhiều nước không nhập. Nhưng từ 2016 đến nay, nhất là từ khi Covid-19 xảy ra, Mỹ khai thác được nhiều nguồn khí với mức giá cạnh tranh. Nhu cầu khí trên thị trường thế giới cũng suy giảm do Covid-19 nên khiến thừa khí và giá giảm nhiều.

“Lúc đó, Việt Nam lại không nghiên cứu việc nhập khí trong khi Trung Quốc nhập rất nhiều. Sắp tới, Việt Nam bắt đầu tính chuyện nhập khí thay cho các nhà máy điện than thì cũng sẽ gặp không ít khó khăn, thậm chí phải mua lại từ các nước khác”, ông phân tích.

Theo tính toán của Viện Năng lượng trên cơ sở cập nhật tiến độ khai thác của các mỏ khí từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vào tháng 8/2021, tổng khả năng cung cấp khí trong nước (khí hydro carbon) cho sản xuất điện trong phương án cung cơ sở sẽ tăng từ 6,5 tỷ m3/năm vào năm 2020 lên khoảng 8,6 tỷ m3/năm vào năm 2025 và hơn 10,6 tỷ m3/năm.

Sản lượng khí cung cấp cho điện tại khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ sẽ giảm dần. Giai đoạn 2015-2045, nguồn cung khí cho điện chỉ còn nguồn khí miền Trung (mỏ Cá Voi Xanh và Báo Vàng) và nguồn khí Lô B, tổng cung khí cho điện giai đoạn này duy trì là 7,7 tỷ m3/năm.

Khu vực Đông Nam Bộ cần phải bù khí cho các hộ tiêu thụ từ LNG nhập khẩu từ năm 2021. Khu vực Tây Nam Bộ, hiện khí PM3CAA đã suy giảm, phải mua khí từ Malaysia để bù khí cho khu vực Cà Mau. Khí Lô B chỉ đủ cấp cho Trung tâm điện lực Ô Môn (3800 MW), phần khí của các mỏ nhỏ có sản lượng và số năm khai thác thấp, chỉ có thể đảm bảo cho phụ tải ngoài điện hoặc xem xét bù khí cho nhiệt điện Cà Mau (giảm mua khí từ Malaysia), không đủ để cấp thêm cho nhiệt điện Kiên Giang (đã có trong QHĐ VII ĐC).

Khu vực miền Trung, khí Cá Voi Xanh chỉ đủ cấp cho 5 nhà máy đã được quy hoạch tại Dung Quất và Chu Lai với tổng công suất 5x750 MW, khí Báo Vàng đủ cấp cho NĐ khí Quảng Trị (340 MW) và 1 số phụ tải ngoài điện. “Dù sao, việc nhập khí trên thị trường quốc tế hiện nay vẫn thuận lợi hơn nhập than. Khí trong nước cũng vẫn còn khả năng khai thác thêm. Do đó, tương lai là nhiệt điện than sẽ giảm và thay vào đó là nhiệt điện khí”, ông Ngô Đức Lâm chia sẻ.

Theo Tạp chí Đầu tư Tài chính

Đức: Phát triển turbine gió hình cánh diềuĐức: Phát triển turbine gió hình cánh diều
Ngành Điện phía Nam thích ứng kịp thời với trạng thái bình thường mớiNgành Điện phía Nam thích ứng kịp thời với trạng thái bình thường mới
Bản tin Năng lượng xanh: tham vọng thị trường xuất khẩu điện mặt trời và năng lượng tái tạoBản tin Năng lượng xanh: tham vọng thị trường xuất khẩu điện mặt trời và năng lượng tái tạo