Diện mạo mới của kinh tế tập thể TP HCM
Năm 2002, trên địa bàn TP HCM có trên 1.100 tổ hợp tác, 341 hợp tác xã (HTX), 2 liên hiệp HTX. Trong đó, gần 70% số HTX hoạt động cầm chừng, yếu kém, không có điều kiện và định hướng phát triển…
Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2012, TP HCM có trên 4.400 tổ hợp tác, 532 HTX và 9 liên hiệp HTX. Đặc biệt, số HTX yếu kém giảm xuống còn 14%, số HTX sản xuất kinh doanh có hiệu quả đạt trên 70%.
Co.op Mart một mô hình kinh doanh bán lẻ của HTX làm ăn hiệu quả
Trong lĩnh vực thương mại bán lẻ, khu vực HTX đã có chuỗi 61 siêu thị (Co.op Mart), hàng trăm cửa hàng Co.op, Co.op Food, cùng hàng trăm cửa hàng bán lẻ khác của các HTX thương mại, dịch vụ.
Hệ thống bán lẻ của Liên hiệp HTX thương mại TP HCM (Saigon Co.op), cùng với các HTX thương mại, dịch vụ khác đã có đủ khả năng can thiệp thị trường khi có biến động về giá cả, là lực lượng chủ đạo trong chương trình bình ổn giá và cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
Các HTX vận tải hành khách công cộng (xe khách liên tỉnh, xe buýt) chiếm một số lượng đầu xe lớn nhất so với các thành phần kinh tế khác. Trong đó, các HTX xe buýt chiếm trên 70% đầu xe, khối lượng vận chuyển hành khách và số luồng tuyến trên địa bàn thành phố.
Các HTX nông nghiệp, dịch vụ đang dần trở thành chỗ dựa của bà con nông dân trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được đánh giá là hình thức phù hợp nhất để giúp bà con nông dân, hộ gia đình, những người sản xuất nhỏ, lẻ giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, từng bước vươn lên làm giàu.
Đặc biệt, tính tự nguyện, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau cùng có lợi đã thể hiện rõ nét trong các HTX mới thành lập. Một số mô hình HTX mới như: dịch vụ quản lý chợ, vệ sinh môi trường, nhà ở… đang có chiều hướng phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu xã viên, người lao động. Sự liên kết, hợp tác không chỉ giới hạn trong phạm vi HTX, mà đã xuất hiện các hình thức liên kết giữa các HTX với nhau, giữa các HTX với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Ngoài ra, để nâng cao sức cạnh tranh của các thành phần kinh tế khác, các HTX luôn cải tiến phương thức hoạt động, tổ chức nhiều hình thức thu hút khách hàng như: bán hàng lưu động, thưởng cho xã viên mua nhiều hàng hoá, có các chương trình khuyến mãi cùng chia sẻ khó khăn cho người tiêu dùng...
Theo ông Nguyễn Duy Hiếu - Chủ tịch Liên minh HTX TP HCM, sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về kinh tế tập thể, điều đáng mừng nhất không phải là những con số nói trên mà quan trọng hơn là hình ảnh, vị trí, vai trò của kinh tế hợp tác, HTX trong cán bộ, đảng viên và đông đảo người dân thành phố dần được thay đổi; tâm lý hoài nghi, mặc cảm về kinh tế tập thể dần được xóa bỏ; quan điểm “kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể dần trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân” được Đảng ta nêu trong Cương lĩnh xây dựng đất nước… được nhiều người nhắc đến với thái độ tin tưởng.
Tuy nhiên, kinh tế tập thể vẫn còn phải trải qua quá trình củng cố, phát triển lâu dài hơn nữa. Ngoài tự thân vươn lên, cần có sự tiếp sức của các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở, để những giải pháp, cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể thực sự đi vào cuộc sống một cách đầy đủ, toàn diện… giúp kinh tế tập thể được tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả.
Mai Phương
-
Kiều hối chảy về TP HCM đạt kỷ lục
-
[Chùm ảnh] Toàn cảnh tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên
-
TP HCM: Khai mạc Hội thi tay nghề thanh niên năm 2024
-
Đề xuất các giải pháp thu hồi tài sản tham nhũng trên địa bàn TP HCM
-
TP HCM sẽ xóa bỏ hoàn toàn hộ nghèo theo tiêu chuẩn quốc gia vào cuối năm 2025
-
Giá dầu hôm nay (19/10): Dầu thô quay đầu giảm
-
Tin tức kinh tế ngày 19/10: Hơn 140 vụ điều tra chống bán phá giá với hàng xuất khẩu Việt Nam
-
Lỗ hổng trong quy trình quản lý tài sản gửi của khách hàng
-
Giá vàng hôm nay (19/10): Thị trường thế giới tiếp đà tăng mạnh
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3