Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Yêu cầu kiểm tra các bất động sản có yếu tố thổi giá

08:15 | 15/09/2024

664 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Hoàn thành giải phóng mặt bằng VSIP đầu tiên ở miền Tây; Thái Bình sắp có thêm khu công nghiệp gần 2.000 tỷ đồng; Yêu cầu tháo dỡ cụm công trình không phép tại dốc Hoàng Hôn trong 10 ngày; TP HCM dự kiến bỏ điều kiện quy hoạch khi tách thửa đất… là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.

Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm tra các bất động sản có yếu tố thổi giá

Trong văn bản gửi các địa phương, Bộ Xây dựng nhận định rằng, thị trường địa ốc gần đây đã phát triển với quỹ đạo không bền vững và tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro.

Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Yêu cầu kiểm tra các bất động sản có yếu tố thổi giá
Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, tình trạng các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp vi phạm quy định pháp luật đang xảy ra tại một số địa phương. Trong đó, đáng chú ý là hiện tượng một số nhà đầu tư, người môi giới bất động sản tung tin đồn thổi, mua đi bán lại bất động sản, gây nhiễu loạn thông tin, nhằm đẩy giá bất động sản lên cao để lợi dụng trục lợi.

“Tình trạng này xảy ra đặc biệt tại Hà Nội. Giá căn hộ chung cư tại một số dự án và nhà ở riêng lẻ tại một số khu vực như Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Hoài Đức… tăng cao bất thường so với tình hình thị trường và nhu cầu của người dân”, Bộ Xây dựng nêu rõ.

Văn bản của Bộ cũng đã nhắc đến các buổi đấu giá đất gây xôn xao dư luận tại vùng ven Hà Nội. Theo nhận định của cơ quan này, những con số giá trúng cao kỷ lục và lớn hơn nhiều lần so với giá khởi điểm đã làm ảnh hưởng tới tình hình phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản.

Để ngăn chặn tình trạng trên, Bộ Xây dựng đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung triển khai nhiều nhiệm vụ. Trong đó bao gồm việc kiểm tra, rà soát hoạt động kinh doanh bất động sản của các doanh nghiệp, chủ đầu tư, sàn giao dịch, môi giới tại địa phương.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần kiểm soát việc mua đi, bán lại các bất động sản trao tay nhiều lần, đặc biệt là tại các khu vực, dự án, khu chung cư có hiện tượng tăng giá bất thường; thanh tra, kiểm tra, có biện pháp chấn chỉnh các hành vi thổi giá, làm giá, đầu cơ, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, pháp luật kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan (nếu có) theo thẩm quyền.

Hoàn thành giải phóng mặt bằng VSIP đầu tiên ở miền Tây

Mới đây, ông Nguyễn Thanh Tao, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất Thành phố Cần Thơ - cho biết đã cơ bản hoàn thành giải phóng mặt bằng Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ huyện Vĩnh Thạnh. “Tổng chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng cho dự án khoảng 1.300 tỉ đồng. Như vậy đã hoàn thành theo chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Cần Thơ là bàn giao 100% mặt bằng cho nhà đầu tư trong tháng 9/2024”, ông Tao thông tin.

Đến nay Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ giai đoạn 1 rộng hơn 293ha đã giải phóng mặt bằng 99% diện tích, 5 hộ còn lại với diện tích hơn 4ha cũng đã cam kết bàn giao mặt bằng trong tuần này.

Theo kế hoạch, quý 2/2025 chủ đầu tư sẽ bàn giao mặt bằng cho doanh nghiệp thuê đất để xây dựng nhà máy sản xuất. Đến nay đã có 18 doanh nghiệp đăng ký thuê hơn 100ha, chiếm hơn 1/3 diện tích Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ, với vốn đầu tư các dự án khoảng 200 triệu USD.

Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ có tổng vốn đầu tư 3.717 tỉ đồng, được định hướng xây dựng theo mô hình khu công nghiệp thông minh và bền vững, với mục tiêu trở thành trung tâm chế biến và phân phối thực phẩm lớn ở khu vực phía Nam. Dự kiến khi đi vào hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho 20.000 - 30.000 lao động của thành phố Cần Thơ và các tỉnh lân cận.

Dự án được thực hiện bởi ba nhà đầu tư là Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp - Công ty cổ phần, Công ty liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore và Công ty cổ phần Phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam - Singapore.

Thái Bình sắp có thêm khu công nghiệp gần 2.000 tỷ đồng

Ngày 13/9/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 971/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư dự án phát triển hạ tầng khu công nghiệp Hưng Phú tại xã Nam Hưng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Dự án có tổng vốn đầu tư 1.939,641 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 300 tỷ đồng.

Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Yêu cầu kiểm tra các bất động sản có yếu tố thổi giá
Ảnh minh họa

Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Geleximco Hưng Phú sẽ thực hiện dự án, có thời hạn hoạt động 50 năm kể từ ngày được chấp thuận. Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định và quản lý dự án theo quy định của pháp luật, trong khi UBND tỉnh Thái Bình chịu trách nhiệm bảo đảm tính chính xác của thông tin và tuân thủ quy hoạch, cũng như quản lý phần diện tích quy hoạch còn lại.

Dự án yêu cầu thực hiện các quy trình pháp lý liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng, và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, bao gồm đất trồng lúa. Công ty đầu tư phải tuân thủ các quy định về môi trường, tài nguyên nước, và an toàn đê điều. Dự án cũng phải bảo đảm xây dựng cơ sở hạ tầng nhà ở và tiện ích cho người lao động.

Phó Thủ tướng yêu cầu Công ty Geleximco Hưng Phú cam kết thực hiện dự án theo đúng pháp luật, bảo vệ môi trường, và có kế hoạch bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.

Yêu cầu tháo dỡ cụm công trình không phép tại dốc Hoàng Hôn trong 10 ngày

Chiều ngày 13/9, Tổ kiểm tra liên ngành TP Phan Thiết đã làm việc với ông N.N.P. về việc tháo dỡ cụm công trình xây dựng trái phép tại dốc Hoàng Hôn, phường Phú Hài. Tại buổi làm việc, ông P. thừa nhận việc xây dựng các công trình tại đây là sai phạm, nhưng cho rằng anh trai ông, ông N.N.Ph., là người thực hiện xây dựng.

Mặc dù ông P. đề nghị gia hạn 2 tháng để tháo dỡ, Tổ kiểm tra không đồng ý và yêu cầu phải hoàn tất việc tháo dỡ trong 10 ngày kể từ hôm nay. Ông Võ Văn Phúc, Trưởng Phòng Tài nguyên - Môi trường TP Phan Thiết, cho biết công việc tháo dỡ đã được triển khai ngay tại hiện trường.

Ông P. cũng đề nghị xem xét lại tính pháp lý của khu đất 4.544,3 m² nơi các công trình xây dựng trái phép được thực hiện, khẳng định đã thanh toán cho các hộ dân để mua lại khu đất. Tổ kiểm tra sẽ phối hợp với phường Phú Hài để xác minh nguồn gốc sử dụng đất trước khi giải quyết kiến nghị.

Trước đó, vào tháng 7/2023, UBND TP Phan Thiết đã xử phạt ông N.N.P. 20 triệu đồng vì hành vi xây dựng trái phép trên đất chưa sử dụng do nhà nước quản lý và yêu cầu ông nộp lại hơn 63 triệu đồng lợi nhuận bất hợp pháp. Ông P. cũng được yêu cầu khôi phục lại tình trạng đất ban đầu và trả lại đất cho nhà nước. Tuy nhiên, ông P. không thực hiện các quyết định này và tiếp tục xây dựng các công trình vi phạm.

TP.HCM dự kiến bỏ điều kiện quy hoạch khi tách thửa đất

Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM hiện đang lấy ý kiến về dự thảo quy định mới liên quan đến việc tách thửa, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được phép tách theo Luật Đất đai 2024. Điểm đáng chú ý của dự thảo là việc bỏ yêu cầu về quy hoạch tỷ lệ 1/2.000 và 1/500, thay vào đó chỉ yêu cầu các thửa đất phải đáp ứng diện tích tối thiểu.

Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Yêu cầu kiểm tra các bất động sản có yếu tố thổi giá
Ảnh minh họa

Theo dự thảo, diện tích tối thiểu khi tách thửa đất được quy định theo ba khu vực:

Khu vực 1 (các quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú): Thửa đất sau khi tách phải có diện tích tối thiểu 36 m², với chiều rộng mặt tiền và chiều sâu không nhỏ hơn 3 m.

Khu vực 2 (các quận 7, 12, Bình Tân, TP Thủ Đức và thị trấn huyện): Thửa đất sau khi tách phải có diện tích tối thiểu 50 m², với chiều rộng mặt tiền và chiều sâu không nhỏ hơn 4 m.

Khu vực 3 (các huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ, ngoại trừ thị trấn): Thửa đất sau khi tách phải có diện tích tối thiểu 80 m², với chiều rộng mặt tiền và chiều sâu không nhỏ hơn 5 m.

Đối với đất nông nghiệp, diện tích tối thiểu được quy định là 500 m² cho đất trồng cây hàng năm và đất nông nghiệp khác, và 1.000 m² cho đất trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản, làm muối và chăn nuôi tập trung.

Dự thảo cũng yêu cầu thửa đất phải đảm bảo có lối đi kết nối với đường giao thông công cộng, và đáp ứng các yêu cầu về cấp, thoát nước và các nhu cầu thiết yếu khác. Đặc biệt, khi dành một phần diện tích để làm lối đi, người sử dụng đất không cần phải chuyển mục đích sử dụng đất với phần diện tích đó khi thực hiện tách hoặc hợp thửa.

Việc điều chỉnh này nhằm đơn giản hóa quy trình tách thửa và hợp thửa, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân và nhà đầu tư.

Huy Tùng (T/h)