ĐHĐCĐ MB: Thách thức là cơ hội bứt phá mạnh mẽ
Từ điểm hữu hạn, ngân hàng Việt tính đường dài |
Phát triển các hệ sinh thái ngân hàng số: Lợi thế đang nghiêng về… “sư tử” |
Báo cáo tại Đại hội, ông Lê Hữu Đức - Chủ tịch HĐQT MB cho biết, năm 2020 là một năm khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tuy nhiên, MB đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp kinh doanh linh hoạt, vừa thực hiện các biện pháp hỗ trợ khách hàng khó khăn do Covid vừa đẩy mạnh phát triển tín dụng vào các ngành, lĩnh vực ổn định, trong đó tín dụng MB năm 2020 tăng trưởng 23% so với 2019, tăng trưởng thu nhập từ hoạt động dịch vụ~ 11% so với 2019.
MB đã hoàn thành vượt kế hoạch các chỉ tiêu kinh doanh được Đại hội đồng cổ đông giao phó. Trong đó, Lợi nhuận trước thuế đạt 10.688 tỷ đồng, tăng 6,5% so với 2019 và đứng thứ 5 trong hệ thống ngân hàng thương mại. Đây cũng là năm thứ hai MB thuộc nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của MB ở mức 0,92%, tỷ lệ dự phòng/nợ xấu ở mức an toàn là 159%. Chất lượng tín dụng tiếp tục được kiểm soát tốt, danh mục, lợi nhuận của MB không bị tác động lớn khi Thông tư 03/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN về cơ cấu nợ.
Chủ tịch HĐQT MBBank Lê Hữu Đức. |
Hoạt động của các công ty thành viên MB năm 2020 có khởi sắc khi tổng lợi nhuận đạt khoảng 1.418,8 tỷ đồng, tăng 19,4% so với 2019, đóng góp tích cực cho kết quả toàn tập đoàn. Đáng chú ý, MB Group duy trì vị trí TOP 1 các ngân hàng về doanh số triển khai Bancassurance.
Với kết quả kinh doanh này, năm 2021, MB dự kiến chi trả cổ tức cho cổ đông ở mức 35% bằng cổ phiếu (mức kế hoạch là 11-15%). Đây là nỗ lực của MB khi đảm bảo mức chi trả cổ tức tăng cao so với kế hoạch, trong bối cảnh kinh doanh ảnh hưởng của dịch bệnh Covid tiếp tục diễn ra trong năm 2021. Kế hoạch chi trả cổ tức dự kiến cho kết quả kinh doanh năm 2021 là khoảng 10% - 15%.
Cũng tại Đại hội, Phương án tăng vốn điều lệ từ mức 27.987 tỷ đồng lên mức 38.675 tỷ đồng đã được các cổ đông thông qua, nhằm nâng cao năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh cũng như nâng cao khả năng quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Đồng thời, tăng thêm cơ hội hợp tác với các nhà đầu tư chuyên nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ có khả năng và sẵn sàng hợp tác nhằm tạo hệ sinh thái số mang lại lợi ích lâu dài cho MB thông qua việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ.
Tại Đại hội, lãnh đạo MB cũng bày tỏ sự tự tin sẽ hoàn thành Chiến lược giai đoạn 2017-2021, trong đó năm 2021, MB sẽ tiếp tục khẳng định vị thế vững chắc trong TOP 5 và hướng đến những mục tiêu cao hơn trong giai đoạn chiến lược mới theo hướng hoàn chỉnh mô hình tập đoàn tài chính trên nền tảng số hóa để củng cố kết nối hệ sinh thái khách hàng, dịch vụ, sản phẩm giữa ngân hàng với các công ty thành viên. Trong 5 năm tới, MB vẫn tiếp tục tầm nhìn "MB là ngân hàng thuận tiện nhất" với phương châm "Tăng tốc số; Đột phá bán lẻ; An toàn-hiệu quả". Theo đó, định vị MB là "Số 1 về Ngân hàng số, TOP 3 ngân hàng bán lẻ tại thị trường Việt Nam".
PV
- MB hỗ trợ tỉnh Vĩnh Long đẩy mạnh kinh tế địa phương
- BAV – MB Digital Hub: Không gian trải nghiệm ngân hàng số cho sinh viên Học viện Ngân hàng
- Cuộc đua ngân hàng số: Từ thấu hiểu khách hàng đến trải nghiệm thuận tiện nhất
- MB góp thêm 60 tỷ đồng phòng, chống dịch Covid-19
- Số hoá điểm giao dịch tốt nhất Việt Nam, MB được The Asian Banker vinh danh
-
Thị trường căn hộ Linh Đàm giao dịch sôi động, đâu là lý do hút khách mua?
-
BIDV tổ chức Vòng chung kết Hội thi “Đại sứ Văn hóa”
-
Nơi an cư như thiên đường rực rỡ tại tâm điểm kết nối phía Đông Hà Nội
-
VinFast tung ưu đãi khủng, khách Việt hồ hởi “Mua xe xịn giá ngon đợt này là… hết bài”
-
Techcombank đạt kết quả tích cực nhờ tăng trưởng thu nhập lãi và quản trị chi phí