Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Đến năm 2020: Dư nợ trái phiếu/GDP tăng lên 38%

11:00 | 02/03/2013

637 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Đó là mục tiêu Bộ Tài chính đặt ra trong Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu (TTTP) Việt Nam đến năm 2020 vừa được chính thức phê duyệt và triển khai thực hiện. Theo đó, sẽ có hàng loạt cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích TTTP phát triển nhằm thu hút vốn cho NSNN và DN.

 

trái phiếu  

Ngành Tài chính sẽ thực hiện nhiều giải pháp để hỗ trợ thị trường TPCP, trái phiếu DN phát triển.

Kênh dẫn vốn hiệu quả

Theo Lộ trình phát triển TTTP Việt Nam đến năm 2020, Bộ Tài chính xác định mục tiêu ưu tiên là phát triển TTTP Chính phủ làm nền tảng cho sự phát triển của TTTP nói chung, TTTP DN nói riêng. Đảm bảo tính công khai, minh bạch, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường.

Cụ thể, Bộ Tài chính đặt mục tiêu đưa tỷ trọng dư nợ trái phiếu/GDP tăng từ 18% năm 2011 lên khoảng 38% vào năm 2020, trong đó, dư nợ trái phiếu Chính phủ (TPCP) chiếm khoảng 22%GDP, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp chiếm khoảng 7%GDP, còn lại là trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương.

Từ nay đến năm 2015,  kỳ hạn vay qua phát hành TPCP trong nước sẽ từ 4 đến 6 năm; tiến tới giai đoạn 2016-2020 lên khoảng 6 đến 8 năm. Đồng thời, tăng tỷ trọng TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do khối các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, công ty quản lý quỹ nắm giữ từ mức 12% (2011) lến mức 205 (2020).

Để đạt mục tiêu trên, Bộ Tài chính đã định hướng các giải pháp cụ thể như: Về khuôn khổ pháp lý sẽ tập trung hình thành các công ty định mức tín nhiệm tại thị trường trong nước; hình thành và phát triển quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện; chính sách về quản lý ngân quỹ để gắn quản lý ngân quỹ với quản lý nợ và phát triển thị trường TPCP; hình thành cơ chế để bảo hiểm tiền gửi mua trái phiếu chính phủ theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi; Tiến tới phát hành TPCP theo lãi suất thả nổi, theo chỉ số và các sản phẩm trái phiếu phái sinh khi điều kiện cho phép.

Đồng thời, tiến hành rà soát các chính sách liên quan đến phát triển thị trường trái phiếu như: Chính sách giao dịch kỳ hạn trái phiếu, chính sách thuế và phí giao dịch… để sửa đổi, bổ sung nhằm khuyến khích thị trường phát triển, thu hút các nhà đầu tư.

Trên thị trường sơ cấp, Bộ Tài chính sẽ tập trung phát triển hệ thống đại lý cấp I với những chức năng tạo lập thị trường; Xây dựng kế hoạch và lịch biểu phát hành TPCP phù hợp với tình hình phát triển thị trường và nhu cầu của các nhà đầu tư nhằm huy động tối đa các nguồn vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển. Thực hiện công khai kế hoạch phát hành theo quý, năm, đường cong lãi suất TPCP để tăng cường tính dự báo của thị trường, tạo điều kiện thành viên thị trường chủ động tham gia thị trường; Thí điểm áp dụng phương thức đấu thầu đa giá đối với các sản phẩm trái phiếu, phát hành TPCP có kỳ hạn dài để thu hút các nhà đầu tư là các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư, quỹ hưu trí...

Về thị trường thứ cấp, Bộ Tài chính sẽ hoàn thiện cơ chế và hệ thống giao dịch TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội theo hướng đặc thù giao dịch trái phiếu, nhu cầu giao dịch thực tế của thị trường nhằm tăng tính minh bạch và chính xác thông tin lãi suất giao dịch...

Theo Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam đến năm 2020, Bộ Tài chính cũng chú trọng các giải pháp để "kích" thị trường trái phiếu DN. Theo đó, Bộ sẽ xây dựng hệ thống thông tin về phát hành và giao dịch trái phiếu DN, đường cong lãi suất trái phiếu DN trên cơ sở đường cong TPCP để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tìm hiểu về nhu cầu đầu tư trái phiếu DN của Việt Nam. Khuyến khích các DN đa dạng hoá các loại hình trái phiếu DN khi thị trường phát triển ở trình độ cao hơn như: Giấy tờ có giá có lãi suất thả nổi, chương trình phát hành trái phiếu trung- dài hạn, chứng khoán hoá trên cơ sở các khoản vay mua nhà hoặc các tài sản đảm bảo.

Xã hội hoá nhà đầu tư

Bộ Tài chính khuyến khích Bảo hiểm xã hội đầu tư trực tiếp vào thị trường TPCP sơ cấp và giao dịch trái phiếu trên thị trường thứ cấp; trên cơ sở đó sẽ chuyển dần hình thức cho vay trực tiếp đối với NSNN của bảo hiểm xã hội sang hình thức mua tín phiếu Kho bạc và trái phiếu Kho bạc. Ngoài ra, sẽ có chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư cá nhân thông qua các quỹ đầu tư trái phiếu. Bộ Tài chính sẽ hiện đại hoá phương thức bán lẻ trái phiếu cho nhà đầu tư cá nhân để hình thành một kênh huy động vốn liên tục, đáp ứng nhu cầu đầu tư của dân cư vào các tài sản có tính an toàn cao.

Đối với cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài,  Bộ Tài chính sẽ rà soát, điều chỉnh chính sách thuế và phí giao dịch trái phiếu đối với nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời phối hợp với Ngân hàng nhà nước để có cơ chế về công cụ tài chính phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài phát hành các chứng chỉ lưu ký toàn cầu được niêm yết trên thị trường nước ngoài với tài sản cơ sở là TPCP trong nước.

Theo Báo Hải Quan