Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
Nhận định về thị trường Trung Quốc, TS. Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện quản lý kinh tế trung ương cho rằng: Thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước đang thu hẹp trong khi đó Trung Quốc là một thị trường tiềm năng đang dần dần mở ra. Đây chính là cơ hội cho doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm vào thị trường này.
Sức mua của Trung Quốc hiện đạt khoảng 12,4 tỷ USD gấp 4 lần Việt Nam và hiện nước này cũng đang đứng đầu trong việc mua hàng xa sỉ với số triệu phú liên tục tăng lên. Hơn nữa, Trung Quốc đang trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa vô cùng mạnh khi mà 36% GDP dành cho tiêu dùng tư nhân, tiêu dùng của nhà nước là 13% GDP. Cơ hội cho hàng Việt vào thị trường này rất cao, ông Võ Trí Thành khẳng định.
Theo bà Vũ Kim Hạnh – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA): Trung Quốc vẫn đang là thị trường nhập khẩu chính của nước ta mặc dù hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc đang tăng lên. Việt Nam đang thành công đối với thị trường Campuchia và Lào còn thị trường Trung Quốc dường như vẫn khó khăn. Trong thời gian tới, doanh nghiệp Việt cần thúc đẩy hàng hóa vào thị trường này càng nhiều càng tốt.
Trung Quốc là một thị trường lớn nhưng cũng rất khó thâm nhập
Với nhiều điều kiện thuận lợi, những tưởng doanh nghiệp Việt sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa hàng hóa vào tiêu thụ ở thị trường rộng lớn này, song theo nhận định của cơ quan chức năng việc đưa hàng hóa vào thị trường Trung Quốc hoàn toàn không đơn giản. Thực tế cho thấy, rất ít thương hiệu của Việt Nam chen chân vào được thị trường Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là tại sao hàng hóa Việt Nam vào Trung Quốc lại khó khăn khi mà thuế và thủ tục Hải quan đã giảm hẳn?
Ông Lê Trúc Phương - Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ hội nhập WTO TP HCM cho rằng, hàng Việt Nam khó có mặt ở thị trường Trung Quốc do Trung Quốc là thị trường lớn nhưng không đồng nhất. Đây là thị trường hàng tỷ dân nhưng cũng có hàng triệu thương hiệu lớn nhỏ nên doanh nghiệp sẽ không dễ dàng chen chân vào được mà cần phải biết lượng sức mình và tranh thủ vào các ngách thị trường phù hợp.
Các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ thị trường, cạnh tranh đúng cách, không nên đối đầu. Điều quan trọng mà các doanh nghiệp phải chú ý hàng đầu đó là phải tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm về chất lượng, mẫu mã; phải chú ý chủ động đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm của mình, tránh xảy ra tình trạng mất quyền sở hữu trí tuệ vì Trung Quốc được mệnh danh là “cái nôi” của hàng giả.
Mai Phương
-
Quá trình chuyển dịch năng lượng của Trung Quốc đang ở đâu?
-
Hệ quả từ sự phát triển quá nóng của năng lượng mặt trời ở Trung Quốc
-
Trung Quốc củng cố an ninh năng lượng như thế nào?
-
Xuất khẩu của Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 2021
-
Khi nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc chạm đỉnh: Thị trường thế giới sẽ ra sao?
-
VPI dự báo giá xăng giảm, giá dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
-
Bài 3: Thị trường điện Việt Nam sẽ có cơ chế giá điện linh hoạt
-
Nhà sản xuất pin xe điện Trung Quốc đóng cửa toàn bộ hoạt động tại Châu Âu
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 30/10: Giá dầu thế giới trở lại sắc xanh
-
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc dự báo giảm tháng thứ 6 liên tiếp