Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

TP.HCM

Đầu tư hạ tầng thương mại điện tử

10:45 | 22/04/2021

715 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) đang trên đà phát triển nhanh và lan tỏa trong mạng lưới bán lẻ hàng hóa.

Theo thống kê, trên địa bàn TP Hồ Chí Minh hiện nay, chỉ có 5% doanh nghiệp tham gia TMĐT, 34,2% website tương thích thiết bị di động; 2,4% website cấp độ 4; 9,1% doanh nghiệp có ứng dụng di động... Số người tiêu dùng kết nối Internet để mua hàng hóa đạt 62,5%, lựa chọn thanh toán trực tuyến 17,9%. Giá trị mua sắm trực tuyến tăng khoảng 13,8%/năm...

Đầu tư hạ tầng thương mại điện tử
Mua bán hàng hóa qua sàn thương mại điện tử tại TP HCM ngày càng tăng

Ông Hà Ngọc Sơn - Trưởng phòng Quản lý xuất nhập khẩu, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh - cho rằng, để đáp ứng tốc độ tăng của thị trường TMĐT, trong quy hoạch phát triển thương mại điện, thành phố đặt mục tiêu đào tạo tối thiểu 70% công chức phụ trách lĩnh vực kinh tế được bồi dưỡng kiến thức tổng quát về quản lý Nhà nước đối với TMĐT; 100% công chức trực tiếp thực hiện quản lý Nhà nước, thanh tra... về TMĐT được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành.

Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh đang triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường TMĐT. Cụ thể, đối với thị trường TMĐT trong nước, ngành công thương tập trung vào những yếu tố hỗ trợ giao dịch TMĐT. Tuy nhiên những nhóm giải pháp này cần sự hỗ trợ của Nhà nước về quy hoạch, quỹ đất và có thể cả nguồn lực tài chính dưới hình thức đầu tư công. Điển hình, dịch vụ hoàn tất đơn hàng cần đáp ứng nhu cầu xây dựng hệ thống hạ tầng logistics, gồm: Kho bãi, đường giao thông, hay thanh toán trực tuyến với mức phí thanh toán phù hợp.

Việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế đòi hỏi tạo điều kiện kết nối thuận lợi giữa sàn TMĐT với doanh nghiệp sản xuất, trong đó chú trọng kết nối nhóm doanh nghiệp TMĐT với doanh nghiệp phân phối truyền thống (hữu tuyến), doanh nghiệp TMĐT TP Hồ Chí Minh với cộng đồng người Việt ở nước ngoài.

Về thực trạng ngành logistics trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh đã đề xuất giải pháp xây dựng thành phố trở thành trung tâm dịch vụ logistics phía Nam và khu vực. Đặc biệt, cần phát triển ngành logistics TP Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu kéo giảm chi phí logistics so với GDP.

Trên cơ sở đó, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh phối hợp với một số đơn vị liên quan đề xuất UBND TP Hồ Chí Minh quy hoạch hình thành 7 trung tâm logistics, gồm: Cát Lái, Linh Trung, Hiệp phước, Tân Kiên, Củ Chi, Long Bình và khu công nghệ cao. Cần đánh giá lại một cách có hệ thống và khoa học các nền tảng sản xuất, xuất khẩu để nhận dạng bức tranh chung về xuất khẩu thành phố, nhất là thông qua sàn TMĐT, từ đó định vị nhóm ngành, sản phẩm xuất khẩu mà TP Hồ Chí Minh có thể quan tâm, hỗ trợ phát triển trong thời gian tới, đồng thời đề xuất các định hướng chiến lược làm cơ sở phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành và xây dựng chương trình hành động phát triển xuất khẩu của thành phố đến năm 2030, theo hướng thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ xuất khẩu tiêu biểu.

Theo ông Trần Thái Sơn, nhà sáng lập, Tổng giám đốc điều hành Tiki.vn, nhu cầu tiêu dùng, mua sắm và giao dịch qua sàn TMĐT ngày càng tăng, nhất là thị trường TP Hồ Chí Minh luôn gấp đôi, gấp ba so với cả nước. Với tốc độ phát triển 20-30% mỗi năm của TMĐT như hiện nay, thì trong 5 phương tiện lưu thông trên đường có 1 phương tiện giao nhận hàng hóa.

Đầu tư hạ tầng thương mại điện tử
Khách hàng thanh toán qua QR Code tại siêu thị

Bên cạnh số doanh nghiệp gia nhập thị trường TMĐT ngày càng nhiều, xu hướng doanh nghiệp kinh doanh nhỏ, người dân... bán hàng thông qua ứng dụng TMĐT khá mạnh. Do đó, yêu cầu về phát triển hạ tầng giao thông phục vụ cho lĩnh vực TMĐT nói riêng, thương mại nói chung là vô cùng cấp thiết, nếu không được cải thiện, TMĐT sẽ khó phát triển.

Mặt khác, ở giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, kênh bán hàng trực tiếp (offline) bị giới hạn trên phạm vi toàn cầu, nên để tìm nhà cung cấp, nguồn cung hàng hóa, doanh nghiệp bắt buộc phải chuyển hướng sang kênh bán hàng trực tuyến (online). Đặc biệt, TMĐT B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) được doanh nghiệp đánh giá cao bởi không giới hạn không gian và thời gian, doanh nghiệp có thể tìm kiếm nhà cung cấp và khách hàng 24/7.

Với những hỗ trợ về công nghệ, TMĐT B2B ngày càng cho thấy những lợi ích về kinh tế khi tiết kiệm chi phí, nguồn nhân lực và tiện lợi trong giao dịch mua bán, thanh toán không tiền mặt. TMĐT B2B cũng cho phép doanh nghiệp cập nhật thông tin liên tục với chi phí quản lý vận hành giảm đáng kể so với mở hệ thống bán lẻ trực tiếp, gia tăng doanh thu và lợi nhuận từ thị trường TMĐT.

Một số chuyên gia cho rằng, tác động của dịch Covid-19 đã gây cản trở giao thương quốc tế, nên xu hướng người mua - bán tham gia thị trường TMĐT ngày càng tăng và xuất hiện xu hướng các hàng ngành xuất khẩu qua TMĐT. Trong đó, TMĐT B2B không chỉ đáp ứng nhu cầu mua hàng online của khách hàng, mà còn là giải pháp mở rộng mạng lưới kinh doanh, kết nối chuỗi cung ứng nội địa và tiếp cận thị trường nước ngoài, thử nghiệm sản phẩm mới...

Tuy nhiên, muốn kinh doanh TMĐT thì doanh nghiệp rất cần hệ thống kho bãi, trung tâm giao nhận hàng hóa... nên lĩnh vực logistics cũng là lĩnh vực quan tâm hàng đầu đối với TMĐT. Vì vậy, cần tập trung quy hoạch hạ tầng giao thông, kho bãi để giải quyết vấn đề tối ưu vận chuyển, giao nhận hàng hóa. Thay vì để doanh nghiệp tự thân vận động, các chính quyền TP Hồ Chí Minh nên có cơ chế chính sách, giải pháp đa dạng loại hình giao thông như xe điện để giảm tình trạng những doanh nghiệp kinh doanh, giao hàng hoạt động tự phát, bảo vệ môi trường..

Trên địa bàn TP Hồ Chí Minh hiện nay chỉ có 5% doanh nghiệp tham gia TMĐT; 34,2% website tương thích thiết bị di động; 2,4% website cấp độ 4; 9,1% doanh nghiệp có ứng dụng di động... Số người tiêu dùng kết nối internet để mua hàng hóa đạt 62,5%, lựa chọn thanh toán trực tuyến 17,9%...

Mỹ Phương

Bỏ tiền tỷ, vay nặng lãi đầu tư Coolcat: Người chơi Bỏ tiền tỷ, vay nặng lãi đầu tư Coolcat: Người chơi "chết đứng" khi sàn sập
“Gập ghềnh” đầu tư công“Gập ghềnh” đầu tư công
Đầu tư phát triển Trung du và Miền núi phía Bắc: Gợi mở từ chuyên gia, các nhà quản lýĐầu tư phát triển Trung du và Miền núi phía Bắc: Gợi mở từ chuyên gia, các nhà quản lý
Nhà đầu tư chứng khoán bao giờ sợ hãi?Nhà đầu tư chứng khoán bao giờ sợ hãi?