Đâu là sức chịu đựng của người châu Âu?
Nạn nhân vụ khủng bố tại Brussels |
Eric Anceau dạy lịch sử chính trị hiện đại tại hai đại học danh tiếng nhất nước Pháp Paris-Sorbonne và Sciences-Po Paris. Ông đã có 15 tác phẩm viết về châu Âu và Pháp trong giai đoạn từ 1789 đến nay. Sau loạt vụ khủng bố ở Brussels, Bỉ, đài RT của Nga đã có cuộc phỏng vấn ông về vấn đề này.
RT France: Theo ông, vì sao những hành động khủng bố như tại Bỉ lại có thể diễn ra sau tất cả biện pháp an ninh được châu Âu đặt ra từ sau loạt vụ khủng bố Paris ngày 13/11/2015?
Eric Anceau: Người châu Âu đã phạm phải quá nhiều sai lầm trong hai thập kỉ trở lại đây và giờ thì họ đang phải trả giá đắt cho hành động của mình. Năm 1995, vùng Schengen cùng với việc dỡ bỏ ranh giới giữa các quốc gia đã tạo điều kiện cho hoạt động của các nhóm khủng bố và tội phạm quốc tế, giúp các nhóm này tự do di chuyển trong khu vực. Mới gần đây thì bà Merkel cùng ông Junker lại mở cánh cổng cho người di cư tràn vào, kéo theo đó là hàng ngàn phần tử thánh chiến lẫn trong làn sóng người tị nạn. Abbaoud, đầu não của vụ 13/11, đã từng khoe khoang với chúng ta là đã nhiều lần băng qua biên giới các nước EU, trong đó có biên giới Pháp-Bỉ, mà không hề gặp trở ngại gì từ các lực lượng tuần tra tại đây.
Một sự thức tỉnh muộn màng vì giờ đây kẻ thù đã ở khắp nơi. Hơn nữa, dưới thời 2 vị Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Francois Hollande, các lực lượng tình báo và an ninh quốc gia đã bị cắt giảm nhân sự. Song song với đó là sự du di của các quốc gia phương Tây đối với đạo Hồi và các chính sách tự trị. Ông Michel Sapin đã lên tiếng chỉ trích sự ngớ ngẩn của chính quyền Bỉ liên quan tới vấn đề này. Người láng giềng Pháp cũng không kém phần khi đã để cho hàng loạt các “tiểu khu Molenbeek” xuất hiện bên trong quốc gia (Molenbeek là một quân ở Brussels, nơi có đông phần tử Hồi giáo cực đoan hoạt động và được coi là hang ổ của IS giữa lòng châu Âu-NV). Rõ là nuôi ong tay áo.
RT France: Debout la France đã kêu gọi cách ly 250 phần tử Hồi giáo thánh chiến đang cố gắng quay về Pháp. Vậy thì tại sao vẫn chưa có động tĩnh gì hết vậy?
Eric Anceau: Chúng tôi đã yêu cầu biện pháp mạnh này từ hồi các vụ khủng bố đầu năm 2015 rồi. Chùm đảo Kerguélen nơi quanh năm gió giập, theo tôi nghĩ, thực sự là nơi “cách ly” hoàn hảo cho các tín đồ của Thánh Allah tha hồ muốn làm gì thì làm. Sau vụ khủng bố ngày 13/11/2015, chúng tôi lại một lần nữa gây sức ép nhưng một lần nữa, chính phủ Pháp lại làm chúng tôi thất vọng. Họ đưa ra những biện pháp như tước quốc tịch và đặt quốc gia vào tình trạng khẩn cấp, thật sự chẳng có biện pháp nào đi vào trọng tâm vấn đề cả. Đây đều là những biện pháp bảo thủ mang tính tạm thời: tình trạng khẩn cấp làm đảo lộn đời sống của người dân, còn việc tước quốc tịch chỉ mang tính giấy tờ…
Sự trục xuất các phần tử thánh chiến là điều duy nhất mà chúng ta có thể làm trong thời điểm hiện tại để giúp đỡ người dân.
RT France: Đó là biện pháp khẩn cấp duy nhất mà chúng ta có trong tình cảnh hiện tại thôi ư?
Eric Anceau: Dĩ nhiên là không rồi, và những biện pháp khác mà chúng tôi đề xướng có lẽ vẫn là chưa đủ. Chúng tôi không thể nói dối người dân Pháp được. Tuy nhiên ít nhất nó sẽ giúp hạn chế các rủi ro. Tôi có nghe nhiều người đề nghị rằng nếu để yên cho IS thì họ sẽ dừng các hành động tấn công nhằm vào chúng ta thôi. Làm sao chúng ta có thể tin vào điều đó khi mà tổ chức này luôn miệng đòi chúng ta qui đạo Hồi bằng không sẽ bị tận diệt ?
Một mặt, tôi nghĩ chúng ta buộc phải đẩy mạnh quá trình nhổ tận gốc IS, không chỉ tại Syria và Iraq mà còn tại Lybia, cửa ngõ vào châu Âu. Những động thái triệt để của Nga rất đáng để chúng ta noi theo tuy nhiên chúng ta lại quá chậm chạp và ì ạch trong việc hợp tác với họ. Về phía những người bạn trong EU của chúng ta, rõ ràng là chúng ta phải ép họ vào cuộc thì mới được.
Mặt khác, chúng ta buộc phải đấu tranh chống lại các chính sách mị dân, các bộ luật lỏng lẻo và thiên vị của chính nước mình.
Phải trừng phạt thật khắt khe các hành vi tái phạm, mỗi hành vi phạm tội sẽ phải chịu một mức phạt tương xứng. Trước khi trở thành khủng bố thì nhiều người đều trải qua con đường phạm tội. Chúng ta phải xóa bó chế độ ân xá và buộc những kẻ phạm tội phải chịu ít nhất ⅔ bản án của mình, như những gì mà nước Đức đang làm. Chúng ta cũng phải khôi phục chế độ trừng phát cực kì hà khắc đối với tội phạm không phải là người bản xứ và tống cổ những ai vi phạm quá nhiều.
Cảnh sát và vệ binh cần phải được điều động nhiều hơn nữa, không nên để họ ngồi bàn giấy mãi, và chúng ta nên tăng lương cho họ.
Tôi cho rằng người châu Âu nói chung và người Pháp nói riêng đã phải trả một cái giá đắt vì đã quá tin vào các nhà lãnh đạo, và họ sẽ không bỏ qua cho các vị này nếu có bất kì một hành vi khủng bố tương tự nào nữa xảy ra. Sức chịu đựng của họ là có giới hạn.
Nh.Thạch
Theo RT
-
Đột phá mở đường, huy động những nguồn lực mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
-
Nguồn lực cho chiến lược tăng trưởng xanh chưa rõ ràng
-
Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đáp ứng kỳ vọng cử tri, mong mỏi của mỗi gia đình
-
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam
-
Luật sư Trương Anh Tú: Dự thảo luật về hoàn thuế GTGT phải đảm bảo công bằng cho doanh nghiệp