Đại lễ cầu siêu anh linh 64 liệt sĩ Gạc Ma
Những kỷ lục của cuộc đấu giá bức tranh "Gạc Ma - Vòng tròn bất tử" | |
Đại lễ cầu siêu tưởng niệm 64 liệt sĩ Gạc Ma |
Đây là hoạt động hướng tới kỷ niệm 68 năm ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, tưởng nhớ và cầu siêu vong linh các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trong các thời kỳ kháng chiến bảo vệ Tổ quốc giành độc lập tự do, thống nhất đất nước. Đồng thời, tổng kết chương trình đấu giá bức tranh Gạc Ma – Vòng tròn bất tử.
Đọc diễn văn cầu siêu các anh hùng liệt sĩ |
Chương trình có sự tham dự của Đại tướng Trần Đại Quang - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Thiếu tướng - Anh hùng lực lượng vũ trang Lê Mã Lương; Đại diện lãnh đạo UBND TP HCM cùng rất nhiều tăng ni phật tử và công chúng tham dự.
Lễ cầu siêu còn có sự tham dự của thân nhân của các liệt sĩ đã hy sinh cũng như các chiến sĩ bị bắt trong sự kiện đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988: góa phụ Mai Thị Hoa cùng con gái Trần Thị Thủy, là vợ con của liệt sĩ Trần Văn Phương (người giữ lá cờ) cùng các chiến sĩ sống sót trong trận Gạc Ma như: Lê Văn Đông, Trần Thiên Phụng, Nguyễn Văn Thống, Trương Văn Hiền, Lê Hữu Thảo…
Cầu siêu các anh hùng liệt sĩ |
Buổi lễ cầu siêu bên cạnh tri ân và tưởng nhớ tới các liệt sĩ đã hy sinh còn là dịp để khơi dậy tinh thần yêu nước trong nhân dân. 27 năm đã trôi qua, nhưng tấm gương hy sinh của 64 cán bộ, chiến sĩ kiên cường bảo vệ chủ quyền biển đảo tại đảo Ga Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đã để lại một tượng đài bất tử về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, truyền thống yêu nước, bảo vệ lãnh thổ trong lòng nhân dân Việt Nam.
Đông đảo tăng ni, phật tử tham dự |
Phát biểu tại đại lễ, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng, một dân tộc dù nhỏ bé nhưng Việt Nam đã tạo nên những kỳ tích lịch sử, trong đó sự hy sinh to lớn của nhân dân, cán bộ chiến sĩ đã gạt đi hạnh phúc cá nhân để ngày đêm giữ vững chủ quyền biển đảo Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử, điển hình là sự hy sinh vĩ đại vào năm 1988 của 64 cán bộ, chiến sĩ trên đảo Gạc Ma.
Tuy đất nước Việt mạnh yếu có lúc khác nhau, nhưng hào kiệt thời nào cũng có, từ ý nghĩa đó, các thế hệ tiền nhân đã hy sinh tất cả để mang lại một hạnh phúc duy nhất cho dân tộc, đó là biển đảo, là sự thiêng liêng bất khả xâm phạm.
Nguyễn Hiển
Năng lượng Mới
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Luật Điện lực (sửa đổi): Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy và bổ sung theo tinh thần NQ55 và KL76
-
Nhà nước là chủ sở hữu vốn nhưng không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp