Đại chiến Grab - Vinasun: Tạm dừng phiên tòa đến 22/11
Cuộc chiến taxi truyền thống - Grab: Dai dẳng, gay cấn, bao giờ đến hồi kết? |
Vì sao Bộ Giao thông vận tải quyết “xóa sổ” Grab taxi? |
Grab buộc phải bồi thường 41,2 tỷ đồng cho Vinasun? |
Theo Hội đồng xét xử (HĐXX), sau khi nghị án, xét thấy có một số nội dung cần phải làm rõ nên tòa chưa đưa ra phán quyết mà quyết định quay lại phần hỏi.
Do đại diện đơn vị giám định không có mặt tại phiên xử chiều nay nên HĐXX đề nghị đại diện Vinasun trình bày thêm về căn cứ và cách xác định thiệt hại.
Liên quan đến những câu hỏi liên quan về của chủ tọa, đại diện của Vinasun trình bày: Từ năm 2014 khi Grab tham gia vận tải, thì cùng lượng xe Grab tăng liên tục và Grab thực hiện hàng loạt hành vi vi phạm như khuyến mãi 0 đồng liên tục, thường xuyên, trợ giá trái pháp luật khiến tài xế Vinasun nghỉ việc và xe của Vinasun phải nằm bãi.
Cụ thể, từ năm 2015, thì có hơn 12.000 tài xế Vinasun nghỉ việc. Lý do những tài xế này nghỉ việc là dựa vào chính sách chiêu dụ tài xế của Grab. Hiện nay số lượng tài xế chạy cho Vinasun chỉ còn hơn 8.000 tài xế. Ngoài ra, tổng số xe Vinasun nằm bãi không kinh doanh từ năm 2016 đến 6 tháng đầu năm 2017 (khoảng thời gian Grab xuất hiện trên thị trường - PV) là khoảng 2.779 xe.
Luật sư của phía Grab phát biểu tại tòa (Ảnh: Báo Tuổi Trẻ) |
“Căn cứ nào rằng con số này là có thật?” - chủ tọa hỏi. Vinasun trả lời: “Chúng tôi căn cứ vào kiểm định của cơ quan giám định”.
Trả lời câu hỏi của chủ tọa: “Tại sao Vinasun cho rằng hàng ngàn người lao động của Vinasun nghỉ việc là do Grab gây ra”, Vinasun cho rằng: “Quá trình xét xử chúng tôi đã chứng minh Grab thực hiện chương trình mỗi một tài xế giới thiệu người tham gia thì sẽ được thưởng và mỗi cuốc xe sẽ được hưởng trợ giá, hỗ trợ lái xe vay tiền ngân hàng để mua xe chạy Grab… Từ những hành vi vi phạm pháp luật của Grab, thực hiện ngoài đề án 24 của Bộ GTVT đã khiến người lao động của Vinasun nghỉ việc và chuyển sang chạy cho Grab. Đây là sự cạnh tranh không lành mạnh”.
Ngoài ra, đại diện của Vinasun một lần nữa khẳng định chính hành vi vi phạm của Grab là nguyên nhân dẫn đến giá trị vốn hóa của doanh nghiệp trên thị trường bị sụt giảm.
Tại phiên tòa, phía Grab yêu cầu HĐXX trưng cầu giám định lại thiệt hại của phía Vinasun. Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Grab cho rằng số liệu trong báo cáo giám định là thiếu chính xác.
Theo luật sư, việc xác định thiệt hại dựa trên sự sụt giảm vốn hóa thị trường (cố phiếu Vinasun rớt giá) là không hợp lý vì cổ phiếu không thuộc sở hữu của công ty mà thuộc sở hữu của các cổ đông. Đồng thời Vinasun không chỉ ra được quan hệ nhân quả giữa hành vi của Grab dẫn đến thiệt hại của Vinasun.
Ngoài ra, một lý do Grab đưa ra nhận định trên là tòa án trưng cầu giám định tại Công ty Cửu Long, nhưng công ty này không trực tiếp thực hiện mà đã thuê lại các công ty khác giám định.
Chủ tọa phiên tòa cho biết xét thấy cần phải xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ liên quan đến kết luận giám định thì mới giải quyết được vụ án. Do đó, HĐXX tạm dừng phiên tòa đến ngày 22/11.
Lâm Anh (t/h)
-
Thượng úy CSGT kiện Chủ tịch xã vì bị nhận xét là hách dịch
-
Kiện tụng dai dẳng giữa Vinasun - Grab: Có giống phiên xử của toà án châu Âu với Uber?
-
Tiếp tục phiên tòa xử vụ Vinasun kiện Grab
-
Sốc toàn tập vụ đổi 100 USD; tranh cãi gay gắt về đề nghị Grab bồi thường
-
Giết chiến sĩ công an để cho vợ... hả giận
-
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
-
“Không có căn cứ để nói áp thuế GTGT 5% sẽ làm tăng giá phân bón”
-
Thủ tướng gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024
-
Chiến thắng Bình Giã: Sức mạnh toàn dân làm nên mốc son lịch sử
-
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn