Đại biểu: Chỉ số kinh tế nhích từng bậc nhưng tiêu thụ rượu bia luôn xếp hạng rất cao
Đại biểu Phạm Trọng Nhân. |
Thảo luận tại Nghị trường Quốc hội ngày 16/11 về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia, đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) chỉ ra thực tế: "Nếu như các chỉ số kinh tế Việt Nam được cải thiện nhích lên từng bậc là kết quả nỗ lực không ngừng nghỉ của cả hệ thống chính trị thì chỉ số tiêu thụ rượu, bia không rõ những nỗ lực đến từ đâu, lại luôn đẩy xếp hạng Việt Nam từ cao đến rất cao so với khu vực và thế giới".
Theo đại biểu tỉnh Bình Dương, từ năm 2014 đến 2016, khi mức tiêu thụ rượu, bia toàn cầu tăng không đáng kể thì mức tiêu thụ rượu, bia của người Việt lại tăng gấp đôi và đây chỉ là con số thống kê được. Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, mỗi ngày tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia làm tổn thất khoảng 250 tỷ đồng. Chưa kể những hậu quả nặng nề và lâu dài cho xã hội mà không thể đo đếm được.
Tuy nhiên, ông Nhân cho rằng, các quảng cáo bia, rượu làm cho người nghe nhầm tưởng sự hấp dẫn đến từ một loại thuốc bổ hay thần dược nào đó, như "hào khí ngàn năm", "chung một đam mê", "chất men thành công" hay "nâng ly vì trí lớn"...
"Tôi đồng ý cao với sự cần thiết ban hành luật và tên gọi ở phương án một, đặc biệt là những chế định chặt chẽ, nhằm hạn chế tối đa việc quảng cáo bia, rượu. Việc quảng cáo bia, rượu phải bị cấm trong tất cả các chương trình trên báo nói, báo hình, báo điện tử, mạng xã hội chứ không chỉ riêng các chương trình thể thao, văn hóa, sân khấu điện ảnh dành cho thiếu nhi như quy định hiện tại", ông Nhân nói.
Đại biểu nhấn mạnh, thật khó mà tự hào với vị trí dẫn đầu Đông Nam Á và thứ ba Châu Á về bia, rượu. Đồng thời chỉ ra rằng, hiện các địa điểm bán rượu, bia không cần tốn công để tìm bởi có mọi lúc, mọi nơi, từ các tiệm tạp hóa, quán ăn vỉa hè đến các nhà hàng sang trọng, thậm chí ở các đô thị có sẵn những con đường ăn nhậu sẵn sàng phục vụ thâu đêm.
"Chúng ta có lẽ khó quên hình ảnh người đứng đầu Chính phủ thân chinh chỉ đạo và giao kế hoạch tăng trưởng để GDP 2017 cán mốc 6,7%. Điều đó cho thấy để nhích lên từng chút một cho tăng trưởng cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp phải vất vả nỗ lực như thế nào, thậm chí có thời điểm được xem là kỳ tích thì ở chiều ngược lại mỗi năm bia, rượu đã tổn thất ít nhất 1,3% GDP quý giá của quốc gia", ông nói.
Ông cũng nói thêm rằng, dù đã được cố gắng biện minh cho sự phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cũng là một điều khiên cưỡng, khó chấp nhận, chưa kể những hậu quả nặng nề kéo dài cho xã hội không gì có thể bù đắp được.
Tại phiên thảo luận, đại biểu Quàng Thị Vân (Điện Biên) đề nghị bổ sung quy định cấm bán rượu từ 15 độ trở lên sau 22 giờ đến 8 giờ sáng ngày hôm sau", vì khoảng thời gian này là thời gian cơ thể cần được nghỉ ngơi, thư giãn, tránh kích thích cho thần kinh và não bộ.
Đại biểu Vân cũng cho rằng, quy định cấm ép người dưới 18 tuổi sử dụng rượu, bia là chưa chặt chẽ vì ranh giới giữa ép uống, mời uống, tự uống là khó xác định. Do đó, đại biểu kiến nghị nên quy định rõ là cấm người dưới 18 tuổi sử dụng rượu, bia.
Theo Dân trí
-
Tin tức kinh tế ngày 5/11: Xuất nhập khẩu gạo 10 tháng lập kỷ lục
-
Tin tức kinh tế ngày 29/10: Giá vé máy bay Tết 2025 tăng 8 - 10%
-
[Infographic] Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm
-
Tin tức kinh tế ngày 18/10: Standard Chartered nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,8%
-
Dự báo 2 kịch bản tăng trưởng GDP về đích năm 2024
-
Giá vàng hôm nay (7/11): Đồng loạt giảm mạnh
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 7/11: Giá dầu thế giới tăng đầu phiên giao dịch
-
Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Điện lực (sửa đổi)
-
Cần phải thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) trong 1 kỳ họp
-
Tin tức kinh tế ngày 6/11: Thu ngân sách nhà nước đạt 97,2% dự toán