Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn đặc xá đã có cuộc trao đổi về công tác đặc xá.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
- Xin Phó Thủ tướng cho biết mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của đặc xá nói chung, đặc xá dịp 2/9 năm 2013 nói riêng?
- Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước đối với người bị kết án phạt tù, nhằm khuyến khích họ ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo, phấn đấu, rèn luyện trở thành người có ích cho xã hội; đặc xá thể hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc đối với người phạm tội bị kết án phạt tù.
Đặc xá phải được tiến hành chặt chẽ đúng pháp luật, bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch, đúng đối tượng, điều kiện, không để sót lọt và tiêu cực xảy ra; bảo đảm yêu cầu đối nội, đối ngoại, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
Đặc xá xuất phát từ bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta và truyền thống nhân đạo, vị tha của người Việt Nam "đánh kẻ chạy đi không đánh người chạy lại". Đặc xá có tác dụng khuyến khích phạm nhân học tập, rèn luyện, lao động, cải tạo tốt để được hưởng chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước, sớm trở về đoàn tụ với gia đình và hoà nhập cộng đồng, ổn định chuộc sống.
- Tại một số hội nghị gần đây, Phó Thủ tướng đã yêu cầu không được để xảy ra tiêu cực trong việc xét đặc xá. Xin Phó Thủ tướng cho biết những giải pháp nào đã được thực hiện theo yêu cầu của Phó Thủ tướng?
- Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Để làm tốt công tác đặc xá, tôi đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước, Hướng dẫn của Hội đồng tư vấn đặc xá.
Theo đó, đã tổ chức niêm yết công khai và phổ biến rộng rãi về đối tượng, điều kiện, trình tự, thủ tục đề nghị đặc xá để nhân dân, cán bộ, chiến sĩ và phạm nhân hiểu rõ và thực hiện đúng, đồng thời tham gia giám sát việc thực hiện. Quá trình xét duyệt hồ sơ, danh sách người được đề nghị đặc xá bảo đảm dân chủ, khách quan, minh bạch ngay từ trại giam.
Các Tổ thẩm định liên ngành trực tiếp kiểm tra, thẩm định, đối chiếu hồ sơ gốc của phạm nhân với hồ sơ đề nghị đặc xá; các Thành viên Hội đồng tư vấn đặc xá trực tiếp đến trại giam kiểm tra và tiến hành thẩm định hồ sơ, danh sách người được đề nghị đặc xá; Viện kiểm sát nhân dân đã kiểm sát chặt chẽ việc lập hồ sơ đề nghị đặc xá, tuyệt đối không để sót lọt và tiêu cực xảy ra.
Hội đồng tư vấn đặc xá họp xét duyệt, thẩm định kỹ càng hồ sơ do Thường trực Hội đồng tư vấn và Tòa án nhân dân tối cao chuẩn bị và quyết định danh sách người được đề nghị đặc xá trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định. Quy trình chặt chẽ như vậy sẽ bảo đảm công tác xét duyệt đặc xá được công bằng, khách quan, hạn chế tiêu cực xảy ra.
- Xin trân trọng cảm ơn Phó Thủ tướng!
Theo Cổng TTĐT Chính phủ
-
Thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp thu về 339 tỷ đồng
-
Báo chí phải thực sự trở thành cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân
-
Phát hiện gần 72.000 lỗ hổng an toàn thông tin tại các cơ quan, tổ chức nhà nước
-
Cần nhanh chóng ban hành nghị định hướng dẫn để luật sớm đi vào cuộc sống
-
Sai phạm trong lĩnh vực đất đai, đấu thầu, chứng khoán, ngân hàng... gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị