Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Dàn dựng, gian dối làm THTT trở nên méo mó!

09:10 | 15/04/2014

751 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Nhiều ý kiến cho rằng, đã gọi là THTT thì những gì diễn ra là phải thật đến mức trần trụi, không được lạm dụng sự dàn dựng, sắp xếp.

>> “Con dao hai lưỡi” của truyền hình thực tế

Đạo diễn Nguyễn Tranh: Không thể thực tế 100%, nhưng…

Đạo diễn Nguyễn Tranh

Ai cũng biết tinh thần của một chương trình THTT là phải đi sát với những sự việc xảy ra trong chương trình đó, phải thật nhất có thể. Tất nhiên, khi làm thì khó có thể đạt thực tế 100% mà phải có những cảnh dàn dựng thêm nhưng làm sao cho nó hợp lý để tăng tính hấp dẫn của chương trình. Mà việc dàn dựng ở đây là phải nương theo tính chất của chương trình chứ đừng sắp xếp để tính thực tế của chương trình trở nên méo mó, xô lệch. Điều đó là không nên!

Có chiêu trò trong THTT khiến khán giả chấp nhận được là bởi vì nó không ảnh hưởng đến kết quả chung cuộc. Khi khán giả xem sự lừa dối đó mà chấp nhận được thì nhà sản xuất đã làm chương trình đó rất tốt. Tuy nhiên, sự lừa dối cay đắng cũng diễn ra khá nhiều ở các chương trình THTT của ta, khi đó khán giả phản ứng thì cũng điều hết sức bình thường.

Lừa dối người xem là điều hoàn toàn không nên. Chắc chắn là khi anh lừa dối người ta, thì bản thân mình phải thấy áy náy. Và đã là THTT thì việc dàn dựng để chương trình hấp dẫn hơn chứ không phải dàn dựng để thay đổi kết quả chung cuộc hay là lừa dối bằng cách giả mạo.

Người làm nghề thật sự ai cũng muốn cạnh tranh nhau theo hướng tích cực, ai cũng mong muốn ngành nghề mình đi lên, đi xa hơn. Chứ làm mà để khán giả ném đá thì không nên!

Ca - nhạc sĩ Lương Quang Bằng Quang: Chương trình nào dở mới bày trò!

Đã là một chương trình THTT thì nội dung phải thật, thật đến mức có chút gì đó trần trụi. Cảm xúc của người chơi, năng lực của người chơi, bản lĩnh của những người làm giám khảo hay huấn luyện viên cũng cần thực tế nhất để nó phản ánh những tính cách khác nhau, trình độ, học vấn khác nhau của từng người.

trong một chương trình, với những câu nói gì quá lố thì người ta có thể để tiếng “píp” vào hoặc là những hình nào phản cảm quá thì người ta làm mờ nó đi. Khi đó để người xem biết là: à trong chương trình đó có phản ứng đó và chương trình đã cắt đi vì lý do đó. Làm được như vậy thì người xem sẽ có cảm giác chương trình thực tế nhiều hơn.

Ca-nhạc sĩ Lương Bằng Quang

Về những scandal trong giới làm THTT, tôi nghĩ nó giống như ở lĩnh vực ca sĩ thế này: những người nào hát dở, không có thực tài thì người ta hay hát màu mè lắm. Tương tự, một chương trình không hay thì người ta sẽ bỏ tiền ra làm những chiêu trò vì nó sẽ rẻ hơn là việc bỏ tiền ra đầu tư chất lượng chương trình!

Trường hợp Anh Thúy trong chương trình The X-Factor thì tôi không biết nội tình thế nào nhưng để cô ta lên truyền hình thì cũng ổn thôi, không có vấn đề gì! Nó làm chương trình phong phú và có sự kiện. Cuộc sống mà cứ để bình lặng quá thì cũng không hay lắm! Tuy nhiên, câu chuyện sẽ đi theo một hướng rất tồi tệ nếu nó được nhà sản xuất dàn xếp.

Với chuyện dàn xếp kết quả, mua giải… thú thật, với tôi đó là chuyện “truyền thống” rồi! Tôi hoàn toàn không mặn nồng với các chương trình, giải thưởng nào hết. Dù không phải mình ghét gì nhưng tôi biết các chương trình thi cử này kia đều có dàn xếp hết. Đi thi để “show” tài năng của mình ra trong khoảnh khắc nào đó để khán giả cảm nhận thì được, còn muốn có giải thì khó vì nó đều đã được niêm yết hết rồi!

Anh Lê (thực hiện)