Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Những người thương binh thời chiến, người hùng trong thời bình

Cựu lính đặc công nước kể chuyện đánh giặc, làm giàu

10:00 | 25/07/2023

3,265 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trong chiến tranh, họ là những người xông pha nơi chiến trường, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, nhiều người bị thương, trở thành thương, bệnh binh, không ít người dù không bị thương nhưng sức khỏe giảm sút hoặc bị nhiễm chất độc hóa học… Về với thời bình, những con người ấy vẫn cống hiến hết mình cho cộng đồng, chung tay xây dựng phát triển kinh tế. Tiếp nối truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, những người cựu chiến binh luôn thể hiện bản lĩnh, tinh thần "tàn nhưng không phế", là tấm gương sáng trong đời thường...
Cựu lính đặc công nước kể chuyện đánh giặc, làm giàu - 1

Lính đặc công nước Lê Thanh Xuân từng ngụp lặn dưới làn nước biển mặn chát cùng đồng đội cài mìn phá tàu địch. Trở về thời bình, ông lại "ngụp lặn" giữa thương trường khốc liệt để vươn lên làm kinh tế.

Trở về quê hương với đôi bàn tay trắng, lại mất tới 41% sức khỏe, cựu chiến binh, thương binh, Đảng viên Lê Thanh Xuân quyết tâm thực hiện theo lời dạy của Bác "Thương binh tàn nhưng không phế". Ông tâm sự với tôi, ở thời điểm khó khăn đó "Mình phải tự cứu lấy chính mình, không được ỷ lại người khác".

Cựu lính đặc công nước kể chuyện đánh giặc, làm giàu - 3

Thương binh Lê Thanh Xuân (74 tuổi), sinh ra và lớn lên ở thôn Từ Tây, xã Yên Phú (huyện Yên Mỹ, Hưng Yên).

Năm 1967, khi ấy chàng trai Lê Thanh Xuân mới 18 tuổi, đang học cuối kỳ 2 lớp 9 của Trường cấp 3 Yên Mỹ (Hưng Yên) thì lên đường nhập ngũ vào đơn vị đặc công thuộc Bộ Tư lệnh đặc công, đóng quân ở tỉnh Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh).

Đến năm 1968, Lê Thanh Xuân là 1 trong số 30 người được tuyển chọn cho đi đào tạo cấp tốc đêm ngày để chi viện cho chiến trường miền Nam. Nhưng khi đào tạo xong, ông Xuân lại được giữ lại làm cán bộ khung cho nhà trường.

Tháng 12/1968, ông Xuân được điều xuống Thủy Nguyên (Hải Phòng) để huấn luyện đặc công nước. Huấn luyện xong, đơn vị của ông Xuân được lệnh lên đường vào khu vực sân bay Chu Lai (Quảng Nam) chiến đấu.

"Đơn vị của tôi làm nhiệm vụ đánh các cầu, cống đường tiếp viện của quân địch. Ngoài ra, chúng tôi còn đánh các tàu tiếp viện của địch trên biển, ở các cửa sông", ông Xuân nói.

Cựu lính đặc công nước kể chuyện đánh giặc, làm giàu - 5

Với lính đặc công, Bác Hồ từng ân cần căn dặn: "Đặc công tức là công tác đặc biệt, là vinh dự đặc biệt, cần phải có cố gắng đặc biệt. Các chiến sĩ đặc công được tin tưởng đặc biệt... Bất kỳ nhiệm vụ gì, bất kỳ nhiệm vụ đặc biệt nào cũng phải hoàn thành và hoàn thành cho tốt... Bất kỳ khó khăn đặc biệt nào cũng phải vượt qua, cũng phải khắc phục cho kỳ được...".

Chính sự đặc biệt đó nên công tác huấn luyện lính đặc công cũng rất đặc biệt. Ông Xuân kể, lính đặc công nước phải huấn luyện cả trên cạn và dưới nước. Người lính đặc công có thể bơi hàng giờ dưới nước, khi đến gần mục tiêu của địch thì dùng kỹ thuật bơi đứng, miệng ngậm ống thở dài khoảng 20cm.

"Lính đặc công nước khó nhất là bài tập ngậm ống thở. Bởi nếu ngậm mà để ống thở thấp quá nước tràn vào dẫn đến bị sặc nước, mà để ống thở cao quá sẽ bị địch phát hiện. Ngoài ra, kỹ thuật bơi đứng khi tiếp cận mục tiêu 2 tay không được khua vòng rộng quá, bởi nước biển mà khua rộng phía trên sẽ nhìn thấy mình", ông Xuân nói và chia sẻ thêm, chỉ quyết định tiếp cận mục tiêu đánh địch khi trời tối, những đêm sáng trăng sẽ không đánh.

Nhớ lại ngày tháng ngụp lặn dưới làn nước biển mặn chát ở khu vực sân bay Chu Lai cách đây hơn 50 năm để tìm cách phá hủy tàu của địch, ông Xuân cho biết: Mỗi người lính đặc công luôn phải kéo theo mình khối lượng vũ khí nhất định. Người kỹ thuật sẽ tính toán thiết kế số vũ khí này không chìm, không nổi để lính đặc công nước mang theo mà quân địch không phát hiện được.

Ông kể, có nhiều loại thuốc nổ để đặc công nước tiếp cận phá hủy tàu của địch. Khi cơ sở báo về có tàu của địch đang tiếp tế vũ khí, đặc công nước lập tức nhận lệnh lên đường phá hủy. Lính đặc công xác định ra trận là hy sinh.

Cựu lính đặc công nước kể chuyện đánh giặc, làm giàu - 7

Khi đến gần mục tiêu, đặc công nước sẽ ngậm ống thở để tiếp cận. Sau đó, lính đặc công sẽ gài thuốc nổ vào cánh quạt của tàu địch. Quá trình gài thuốc nổ sẽ phải tính toán thời gian phát nổ, thông thường sẽ cài đặt khoảng 30 phút, vì khoảng thời gian này mới đủ để lính đặc công thoát ra vị trí an toàn trước khi làm nổ tung tàu của quân địch.

Trong trận đánh ngày 30/4/1970, ông Xuân bị trúng pháo của quân địch dẫn đến bị thương. Ông được đưa về Bệnh viện CK ở Quảng Ngãi điều trị mất hơn 2 tháng mới bình phục. Cơ quan chuyên môn giám định, ông Xuân mất 41% sức khỏe, là thương binh hạng 3/4.

Cựu lính đặc công nước kể chuyện đánh giặc, làm giàu - 9

Thương binh Lê Thanh Xuân kể, thời điểm đó thương binh chuyển ngành rất dễ, nhà nước luôn tạo điều kiện. Ông được mời làm nhiều chức vụ như quản lý trại thương binh ở Quảng Ngãi, cho đi học lớp đại học dự bị, gợi ý cho làm quản lý xí nghiệp,… nhưng thương binh Lê Thanh Xuân đều từ chối.

Ông quyết tâm thực hiện theo lời Bác Hồ dạy "Thương binh tàn nhưng không phế". Năm 1972 ông trở về quê hương để tìm cách phát triển kinh tế, xây dựng quê hương.

Được kết nạp Đảng từ năm 1969, về quê hương, ông vừa là thương binh, là Đảng viên nên rất tích cực tham gia công tác tại quê nhà. Ông từng giữ nhiều chức vụ trong Đảng ở địa phương, hiện ông làm Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Từ Tây.

Đất nước giai đoạn đó vẫn chưa yên tiếng súng, đồng bào miền Nam vẫn ngày đêm chiến đấu với giặc Mỹ, miền Bắc thi đua lao động sản xuất để phục hồi đất nước và chi viện cho chiến trường miền Nam. Ông Xuân trở về quê hương giữa muôn vàn khó khăn, nhưng với tố chất của lính đặc công, ông đã tìm mọi cách để vượt qua khó khăn, phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho nhiều người.

Ông tâm sự, ở thời điểm khó khăn đó "Mình phải tự cứu lấy chính mình, không được ỷ lại người khác".

Cựu lính đặc công nước kể chuyện đánh giặc, làm giàu - 11

Thế là thương binh Lê Thanh Xuân đã làm đủ mọi nghề để kiếm sống, từ làm bún, làm đậu, làm mật nhãn,… nhưng cũng chỉ đủ ăn qua ngày.

Sau đó, ông quyết định thành lập Xí nghiệp Thanh Xuân để làm kinh tế nông nghiệp. Tưởng chừng sẽ thuận buồm xuôi gió nhưng xí nghiệp hoạt động được mấy năm thì phá sản, ông phải bán tài sản gia đình đi để trả nợ số tiền hơn 20 triệu đồng.

Đúng thời điểm đang trắng tay thì một người bạn ở Hà Nam đến rủ ông mua xe ô tô để kinh doanh vận tải hành khách. Ông Xuân không có tiền chung, người bạn nói cứ đi theo phụ không phải góp tiền.

Cựu lính đặc công nước kể chuyện đánh giặc, làm giàu - 14

"Ông ấy bỏ ra 20 triệu đồng mua chiếc ô tô 20 chỗ để kinh doanh xe chở khách. Ông ấy nói, tôi lái ông phụ. Làm ăn được một thời gian, ông ấy nói giá xe đang lên có khi bán đi kiếm lời. Tôi nghĩ mình có góp tiền đâu, bán hay không là do ông ấy. Cuối cùng ông ấy bán xe đi lãi được chút tiền, nhưng cũng không mua được xe mới vì giá xe lên cao quá", ông Xuân kể.

Có được chút tiền bán xe, người bạn cho ông Xuân mượn 10 triệu đồng để làm ăn. Lúc đó, ông Xuân mới phá sản từ xí nghiệp, vợ ông từng nói với người bạn rằng: "Ông định giết nhà tôi hay sao mà mang tiền đến đây".

Không nhụt chí, ông Xuân đồng ý mượn số tiền trên của người bạn và đầu tư làm lò gạch thủ công. Lúc đó, nhu cầu vật liệu xây dựng nhiều, gạch của ông sản xuất ra đến đâu bán hết đến đó.

Nhờ làm gạch, gia đình ông Xuân trả hết nợ nần, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương và còn mua được 2 chiếc ô tô.

Cựu lính đặc công nước kể chuyện đánh giặc, làm giàu - 15

Từ thành công trên, năm 2003 ông Xuân mạnh dạn thành lập doanh nghiệp chế biến hoa quả để xuất khẩu. Giai đoạn này, doanh nghiệp của ông đi thu mua các loại hoa quả như: nhãn, vải, dưa bao tử, ngô,… mang về sơ chế, đóng hộp rồi xuất đi thị trường Liên Xô.

Doanh nghiệp chế biến hoa quả xuất khẩu của ông Xuân sử dụng hàng trăm lao động địa phương, có ngày xuất khẩu được hàng chục tấn dưa bao tử và các loại nông sản khác.

"Chúng tôi hỗ trợ bà con nông dân vốn, giống, kỹ thuật canh tác và bao tiêu đầu ra sản phẩm. Chính vì vậy bà con rất yên tâm sản xuất, không lo đầu ra", ông Xuân chia sẻ.

Sinh ra và lớn lên từ gia đình làm nông nghiệp nên ông Xuân rất yêu nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Dần chuyển giao doanh nghiệp chế biến hoa quả cho các con đảm nhận, ông đầu tư mua 10 mẫu ruộng để làm kinh tế trang trại.

Cựu lính đặc công nước kể chuyện đánh giặc, làm giàu - 17

Từ 10 mẫu ruộng trên, ông đào ao thả cá, phía trên trồng cây, nuôi gà, vịt. Trang trại của ông phát triển rất tốt, mang lại thu nhập cao và cũng tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Nói về những thành công trên chặng đường chông gai, ông Xuân tâm sự "Bản chất của bộ đội là thắng không kiêu, bại không nản, lập trường kiên định vững vàng và ý chí luôn vươn lên".

Không chỉ làm kinh tế giỏi, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương, cựu chiến binh, thương binh Lê Thanh Xuân còn rất tích cực tham gia đóng góp cho các cuộc vận động của địa phương.

Nói về điều này, ông Đào Công Trí - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Yên Phú cho biết: "Ông Xuân rất tích cực tham gia ủng hộ các cuộc vận động của địa phương. Những năm 2000, ông ấy đã ủng hộ 10 triệu đồng cho quỹ khuyến học của thôn. Sau đó, hàng năm ông vẫn tiếp tục ủng hộ quỹ khuyến học của địa phương. Riêng đợt dịch Covid-19, ông Xuân đã ủng hộ 6 tạ gạo, 1.000 khẩu trang y tế cho địa phương chống dịch".

Bên cạnh đó, hàng năm vào dịp Tết cổ truyền, ông Xuân còn tặng cho mỗi người cao tuổi trong thôn 100.000 đồng. Dịp kỷ niệm 76 năm Ngày thương binh - liệt sĩ sắp tới, ông Xuân cũng tặng mỗi gia đình chính sách ở địa phương 100.000 đồng.

Cựu lính đặc công nước kể chuyện đánh giặc, làm giàu - 19

Ông Trí ghi nhận, thương binh Lê Thanh Xuân là tấm gương của sự vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi. Ông từng được UBND tỉnh Hưng Yên tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi năm 2003-2004.

"Năm nay ông Xuân đã 74 tuổi, sức khỏe yếu nhưng ông vẫn đầu tư hơn 1 tỷ đồng cho trang trại nuôi vịt. Trang trại của ông Xuân bình quân nuôi 13.000 con vịt. Thương binh Xuân có nghị lực phi thường, chúng tôi thường nói đùa, nếu ông này ngồi một chỗ có khi ốm", ông Trí đánh giá.

Theo Dân trí