Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Cuối năm nay, vận hành thương mại đường sắt Cát Linh - Hà Đông

09:29 | 13/05/2018

568 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Chiều 12/5, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể đã trực tiếp thị sát, kiểm tra tiến độ tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. 

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã kiểm tra tiến độ các hạng mục của dự án như trung tâm điều hành OCC, khu depot, khu điều hành ga Thượng Đình, ga Cát Linh....

Theo ông Vũ Hồng Phương - Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Đường sắt, trong tháng 4 và đầu tháng 5/2018, tiến độ thi công có chuyển biến tích cực, Tổng thầu EPC đã tăng cường lực lượng triển khai nhiều mũi thi công trên toàn tuyến. Dự án đang trong giai đoạn tập trung lắp đặt thiết bị, thang máy, thang cuốn kết hợp với hoàn thiện thi công xây dựng cơ bản.

duong sat cat linh ha dong se van hanh thuong mai vao cuoi nam
Tàu tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

“Để đảm bảo kế hoạch đóng điện toàn dự án trong tháng 5/2018, Ban Quản lý dự án đã yêu cầu Tổng thầu tập trung nhân lực, vật lực, lập kế hoạch chi tiết thi công các hạng mục còn lại một cách khoa học nhất, tăng cường thi công liên tục 3 ca, tập trung các hạng mục có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ đóng điện” - ông Phương nói.

Còn theo ông Đường Hồng - Giám đốc dự án của Tổng thầu EPC, trong quá trình triển khai, Tổng thầu gặp một số khó khăn, như: nguồn vốn chậm được giải ngân; vướng mắc trong thủ tục đấu nối nguồn điện chính thức cho dự án; thủ tục liên quan đến nghiệm thu, bàn giao các hạng mục của dự án...

Sau khi đi thử tàu toàn tuyến (từ depot Hà Đông đến ga Cát Linh), Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, tàu đi rất êm do hai bên đường có hệ thống chống ồn. Tuy có tạo ra tiếng ồn nhưng tiếng ồn không lớn như các tuyến của hệ thống đường sắt quốc gia.

Bộ trưởng Bộ GTVT cho rằng ông có niềm tin vì tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông được làm bằng công nghệ của đường sắt Bắc Kinh (Trung Quốc). Toàn bộ thiết bị, tín hiệu thông tin của tuyến đều tự động hoá, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, khi công trình hoàn thành sẽ hoạt động tốt nhất phục vụ nhân dân.

duong sat cat linh ha dong se van hanh thuong mai vao cuoi nam
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nghe báo cáo về tiến độ dự án.

Cũng theo người đứng đầu ngành GTVT, hiện mỗi tuyến đường sắt đô thị có công nghệ khác nhau, tuyến Cát Linh - Hà Đông công nghệ Trung Quốc, tuyến Nhổn - ga Hà Nội công nghệ Pháp, tuyến Bến Thành - Suối Tiên (TP HCM) công nghệ Nhật, nên các nhà đầu tư cần có sự cạnh tranh, tạo niềm tin để còn thực hiện những dự án đường sắt đô thị sau.

Ông Nguyễn Văn Thể cho biết, khó khăn lớn nhất với nhà đầu tư và Tổng thầu là nguồn vốn. Việc giải ngân gói tín dụng 258 triệu USD theo hiệp định giữa hai nước thời gian qua gặp một số khó khăn khách quan về thủ tục pháp lý. Bộ GTVT yêu cầu Ban Quản lý dự án, Tổng thầu rà soát, tập trung hoàn thiện hồ sơ, thủ tục thanh toán trên tinh thần thanh toán ngay cho những hạng mục đã được nghiệm thu và thanh toán 80% giá trị các hạng mục đã hoàn thành lắp đặt thiết bị, đã vận hành thử.

“Vướng với cơ quan nào, thì Bộ sẽ hỗ trợ nhà đầu tư để đẩy nhanh các thủ tục. Thậm chí nếu cần Bộ sẽ báo cáo Chính phủ tạo điều kiện giải ngân cho đúng tiến độ. Về kết nối điện, Bộ sẽ làm việc với Bộ Công Thương, TP Hà Nội và điện lực để sớm hoàn thành kết nối điện phục vụ cho việc vận hành toàn tuyến” - Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói.

Về tiến độ công trình, Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu Ban Quản lý dự án, Tổng thầu và các đơn vị phải nỗ lực hơn nữa, quyết không lùi tiến độ, đảm bảo dự án vận hành thử nghiệm vào tháng 10/2018 và khai thác thương mại vào tháng 12/2018.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông dài 13 km trên cao, điểm đầu tại ga Cát Linh, điểm cuối tại ga Yên Nghĩa. Toàn bộ 12 nhà ga trên cao và khu depot dưới mặt đất, đường ray đôi khổ 1.435 mm. Dự án có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn 4 toa. Thời gian khai thác 3-5 phút/chuyến, tương lai 2 phút/chuyến; tốc độ thiết kế tối đa 80 km/h, tốc độ khai thác bình quân là 35 km/h.

Dự án có tổng mức đầu tư gần 553 triệu USD vào năm 2008, đến năm 2016 được điều chỉnh tổng mức đầu tư là hơn 868 triệu USD (tăng 315 triệu USD). Trong đó, phần vốn vay Trung Quốc là 669 triệu USD, vốn đối ứng Việt Nam là 198 triệu USD.

Mạnh Đỗ