Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Cuộc sống đảo lộn ở biên giới Thổ - Syria giữa lúc “nước sôi lửa bỏng”

18:40 | 11/10/2019

636 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Dân cư sống ở khu vực biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ là những người cảm nhận rõ nhất tác động từ các cuộc không kích và pháo kích trong những ngày “nước sôi lửa bỏng”.
Cuộc sống đảo lộn ở biên giới Thổ - Syria giữa lúc “nước sôi lửa bỏng”
Người dân ở Akcakale, Thổ Nhĩ Kỳ giáp biên giới Syria chứng kiến cuộc tấn công của lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: Lefteris Pitarakis/AP)

Ngày 9/10, những đứa trẻ sống ở thị trấn Akcakale, Thổ Nhĩ Kỳ vui sướng khi được nghỉ học một ngày ở trường để chờ đón Chiến dịch Mùa xuân Hòa bình bắt đầu. Chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm tấn công lực lượng người Kurd ở bên kia biên giới với Syria. Những đứa trẻ chạy dọc trên các con đường, hát các ca khúc quân đội và vẫy cờ Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngày 10/10, bầu không khí thay đổi hoàn toàn. Những con đường ở Akcakale chìm trong bóng tối với những màn khói đen do hỏa lực từ tên lửa và súng cối bốc lên, sau khi Các Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd dẫn đầu tiến hành cuộc phản công dữ dội từ Tal Abyad, khu vực bên kia biên giới Syria.

“Trận mưa” đạn pháo nã xuống thị trấn nhỏ Akcakale, một số nhắm mục tiêu tới các tòa nhà chính quyền và cơ sở hạ tầng quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi một số khác rơi xuống các khu dân cư. Ít nhất 18 người đã bị thương và truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin 3 người đã thiệt mạng, khi hậu quả của Chiến dịch Mùa xuân Hòa bình bắt đầu tác động tới dân thường Thổ Nhĩ Kỳ.

Khi đạn pháo khai hỏa vào chiều 10/10, người dân cũng bắt đầu đóng cửa hàng và lên kế hoạch rời đi. Xe ô tô và xe tải chở đầy người di chuyển khiến những con đường bị tắc nghẽn, cản trở hoạt động của xe cứu thương, xe cứu hỏa và xe tăng.

Cuộc sống đảo lộn ở biên giới Thổ - Syria giữa lúc “nước sôi lửa bỏng”
Người dân ở Akcakale chạy tìm nơi trú ẩn khi đạn cối được phóng từ Syria. (Ảnh: Ismail Coskun/AP)

Một phụ nữ tên Sabahat vẫn đứng khóc khi các thành viên khác trong gia đình cô vội vã leo lên xe tải, giữ chặt những chiếc ba lô và những chiếc túi.

“Đây đều là lỗi của người Syria. Họ đến đây và chúng tôi đã tiếp nhận họ. Bây giờ chiến tranh đang tìm đến chúng tôi”, Sabahat gào khóc.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan từ lâu vẫn muốn chiến đấu chống lại lực lượng SDF do Mỹ hậu thuẫn ở đông bắc Syria. Ông Erdogan tức giận khi Washington ủng hộ một nhóm mà Thổ Nhĩ Kỳ cho là có liên kết với đảng Công nhân người Kurd (PKK).

Các tay súng PKK, vốn tìm cách thành lập một nhà nước người Kurd độc lập, đã phát động phong trào nổi dậy ở phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ từ hàng chục năm nay và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn xếp PKK vào danh sách khủng bố. Trong khi đó, PKK liên tục lớn mạnh trong suốt 8 năm diễn ra cuộc nội chiến tại Syria.

Tổng thống Erdogan rốt cuộc cũng “thỏa lòng mong ước” khi Tổng thống Donald Trump tuần trước thông báo Mỹ sẽ rút 1.000 lính đặc nhiệm đồn trú tại khu vực do người Kurd chiếm giữ ở Syria về nước. Điều này đồng nghĩa với việc vùng đệm ngăn Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng SDF xung đột đã không còn nữa.

Quyết định của Tổng thống Trump bị chỉ trích là hành động “phản bội” đồng minh người Kurd trong cuộc chiến chống IS tại Syria. Mặc dù nhà lãnh đạo Mỹ đã nỗ lực lên tiếng trấn an đồng minh, đồng thời cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ ngay sau khi chiến dịch quân sự bắt đầu rằng chiến dịch này là một “ý tưởng tồi tệ”, nhưng đã quá muộn để có thể khắc phục những thiệt hại do chiến dịch này gây ra.

Cuộc sống đảo lộn ở biên giới Thổ - Syria giữa lúc “nước sôi lửa bỏng”
Những người Syria đến Tall Tamr, Syria sau khi tháo chạy khỏi cuộc ném bom của Thổ Nhĩ Kỳ dọc biên giới (Ảnh: AFP)

Ở bên kia biên giới phía Syria, cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục diễn ra với tốc độ dữ dội trong ngày thứ hai của chiến dịch. Những thị trấn và ngôi làng trúng hỏa lực của cuộc không kích và pháo kích mà theo Tổng thống Erdogan đã khiến 109 tay súng SDF thiệt mạng.

Nhóm cứu trợ Trăng lưỡi liềm người Kurd cho biết ít nhất 7 dân thường bị thương vong. SDF nói rằng 3 tay súng của lực lượng này thiệt mạng, trong khi họ tiêu diệt được 6 tay súng thuộc các nhóm phiến quân do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn.

Trong bối cảnh đối mặt với phản ứng mạnh mẽ từ SDF, lực lượng bộ binh của Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng đà tiến hôm 10/10 và chiếm được ít nhất một ngôi làng của Syria từ tay lực lượng người Kurd.

Một phát ngôn viên của Lực lượng Quân đội Syria Tự do, một đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ, cho biết tới chiều qua, lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm cách bao vây cả hai khu vực Tal Abyad và Ras al-Ayn ở Syria. Tuy nhiên, SDF bác bỏ một phần tuyên bố này, nói rằng tuyến đường chính ở Ras al-Ayn vẫn mở, mặc dù bị ném bom nặng nề.

Những người Syria sống ở thị trấn Akcakale dường như không lo lắng như những người hàng xóm Thổ Nhĩ Kỳ. Gia đình Jaedi vẫn bình tĩnh uống trà và chứng kiến cảnh tượng hỗn loạn xảy ra xung quanh họ.

“Ở đây không giống ở Syria. Chỉ có vài quả tên lửa”, ông Abdullah, 70 tuổi, từ Hama (Syria) tới Thổ Nhĩ Kỳ, cho biết.

Tỉnh Sanlıurfa là một trong những nơi tập trung đông người Syria nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ, với 400.000 người trong tổng số 3,6 triệu người tị nạn Syria. Akcakale và các ngôi làng xung quanh đã tăng gấp đôi số người tị nạn Syria, từ 100.000 người lên 225.000 người.

Một trong những mục tiêu của Tổng thống Erdogan khi phát động Chiến dịch Mùa xuân Hòa bình là hồi hương 2 triệu người Syria trở về vùng an toàn nằm cách biên giới 32 km. Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ từng hối thúc Mỹ cùng thiết lập một vùng an toàn sâu 32km vào lãnh thổ Syria, nhưng cũng nhiều lần cảnh báo rằng sẽ có hành động quân sự đơn phương sau khi cáo cuộc Washington quá chậm trễ.

Theo Dân trí

Liên Hợp Quốc kêu gọi giảm leo thang xung đột ở Syria
Syria sẽ làm mọi cách để ngăn chặn cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ
Thổ Nhĩ Kỳ dọa "mở cửa" cho người tị nạn Syria đến châu Âu
Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu chiến dịch quân sự ở Syria
Người Kurd lập "lá chắn sống" đối phó Thổ Nhĩ Kỳ