CPI tháng 2/2022 tăng 1,42% do giá lương thực và nhiên liệu tăng
So với tháng 1/2022, CPI tháng 2/2022 tăng 1%, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước; 1 nhóm hàng giảm giá. Đáng chú ý, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, đồ uống và thuốc lá, may mặc, mũ nón, giày dép, nhà ở và vật liệu xây dựng, thiết bị và đồ dùng gia đình, giao thông, văn hóa, giải trí và du lịch, hàng hóa và dịch vụ khác, giá vàng… đều tăng.
CPI tăng dưới 2% sẽ giúp người dân ổn định đời sống, trở lại làm việc và sinh hoạt sau đại dịch Covid-19. |
Cũng theo công bố của Tổng cục Thống kê, so với cùng kỳ 2021, CPI tháng 2/2022 tăng 1,42%. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng chính có 8 nhóm tăng giá và 3 nhóm giảm giá. Theo đó, các nhóm hàng tăng giá gồm: nhóm giao thông tăng cao nhất với 15,46% so với cùng kỳ 2021, trong đó giá xăng dầu tăng 47,07% do từ tháng 2/2021 đến nay xăng A95 tăng 8.200 đồng/lít; xăng E5 tăng 8.500 đồng/lít và giá dầu diezen tăng 6.960 đồng/lít.
Tiếp đến là nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 2,21% chủ yếu do chi phí vận chuyển tăng và nguồn cung thuốc lá giảm. Bên cạnh đó, nhóm nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tháng 2 tăng 1,2% so với cùng kỳ 2021; cùng các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng nhẹ,
Ở chiều ngược lại, có 3 nhóm hàng giảm giá là: nhóm giáo dục giảm 3,3% do từ học kỳ I năm học 2021-2022, một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương miễn, giảm học phí trong đại dịch; nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,73% do giá phụ kiện điện thoại thông minh giảm; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,2% chủ yếu do nguồn cung thịt lợn được đảm bảo nên giá thịt lợn giảm 21,75%.
So với tháng 12/2021, CPI tháng 2 tăng 1,2%, trong đó có 10 nhóm hàng tăng giá, riêng nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,08%.
Tính chung, CPI 2 tháng đầu năm 2022 tăng 1,68% so với cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân được Tổng cục Thống kê phân tích là do điều chỉnh giá xăng dầu, giá gas biến động theo giá tăng của thế giới, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng vì nhu cầu sửa chữa đầu năm và nguyên vật liệu tăng, giá gạo tăng theo giá xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng đặc biệt cao trong dịp Tết Nguyên đán.
Đáng chú ý, lạm phát cơ bản tháng 2/2022 tăng 0,49% so với tháng 1/2022, tăng 0,68% so với cùng kỳ 2021. Trong 2 tháng đầu năm 2022, lạm phát cơ bản bình quân tăng 0,67% so với bình quân cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 1,68%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, xăng, dầu và gas tăng.
Có thể thấy rằng, với một kỳ nghỉ Tết dài và tâm thái chi tiêu tiết kiệm của người dân khi dịch Covid-19 còn có thể diễn biến phức tạp đã khiến chỉ số tiêu dùng tháng 2/2022 tăng trưởng thấp thuộc loại kỷ lục trong hàng chục năm qua. Mặt khác, sự chuẩn bị chu đáo của doanh nghiệp về hàng hóa và các biện pháp bình ổn thị trường (giá lương thực, xăng dầu) cũng giúp kiềm chế lạm phát, ổn định đời sống và sinh hoạt của người dân.
P.V
Sản xuất công nghiệp khởi sắc trong quý IV/2021 | |
Chỉ số giá tiêu dùng tăng nhẹ |
-
Tin tức kinh tế ngày 9/11: Giá cà phê xuất khẩu tăng kỷ lục
-
Tổng thống đắc cử Donald Trump lại rút khỏi một thỏa thuận toàn cầu cực kỳ quan trọng
-
Giá dầu hôm nay (9/11): Dầu thô quay đầu giảm
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 4/11 - 9/11
-
Giá vàng hôm nay (9/11): Tiếp tục giảm