Công bố báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2017
Đây là ấn phẩm thường niên do Bộ Công Thương phát hành nhằm cung cấp tới các Bộ, ngành, địa phương và độc giả quan tâm một bức tranh tổng thể về tình hình xuất nhập khẩu trong một năm.
Lễ công bố được chủ trì bởi Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh. Ngoài đại diện các cơ quan thuộc Bộ Công Thương, đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương tại TP HCM, các Sở, ban ngành, Hiệp hội ngành nghề... còn có sự tham dự của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn TP HCM.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh phát biểu khai mạc |
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đánh giá cao sự nỗ lực, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công Thương mà nòng cốt là Cục Xuất nhập khẩu, Báo Công thương và Tổng cục Hải quan trong việc chuẩn bị, phát hành ấn phẩm một cách nhanh chóng, hiệu quả. Thứ trưởng cũng mong muốn nhận được nhiều góp ý từ phía độc giả trên cả nước để "Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam" các năm tiếp theo được hoàn chỉnh hơn.
Theo nội dung của báo cáo, năm 2017 được đánh giá là một năm thành công của xuất khẩu. Lần đầu tiên xuất khẩu của Việt Nam vượt mốc 200 tỷ USD. Tính chung cả năm, xuất khẩu của cả nước đạt 214,02 tỷ USD, tăng 21,2% so với năm 2016, vượt xa chỉ tiêu Quốc hội và Chính phủ giao cho ngành Công Thương. Tăng trưởng xuất khẩu đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP, cải thiện cán cân thanh toán, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo hiệu ứng "lan tỏa" thúc đẩy sản xuất, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng triệu người lao động.
Bên cạnh tốc độ tăng trưởng khả quan, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu năm 2017 tiếp tục được chuyển dịch theo hướng tích cực, đảm bảo định hướng đề ra tại Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu là nhóm hàng công nghiệp chế biến với tỷ trọng trên 12% và nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản chiếm khoảng 2%. Cán cân thương mại năm 2017 đạt thặng dư 2,92 tỷ USD, là mức thặng dư cao nhất từ trước đến nay, đồng thời tốc độ tăng của nhập khẩu thấp hơn tốc độ tăng của xuất khẩu. Trong đó Việt Nam đạt xuất siêu chủ yếu với các nước phát triển, có yêu cầu khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu như Hoa Kỳ, EU, châu Đại Dương.
Nguyên Phương
-
Hợp tác Việt Nam - EU theo hướng phát triển xanh và bền vững
-
Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU: Nỗ lực thích ứng vì một tương lai bền vững
-
Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án lưới điện
-
Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Điện lực (sửa đổi)
-
[Infographic] Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2024
-
Tin tức kinh tế ngày 9/11: Giá cà phê xuất khẩu tăng kỷ lục
-
Tổng thống đắc cử Donald Trump lại rút khỏi một thỏa thuận toàn cầu cực kỳ quan trọng
-
Giá dầu hôm nay (9/11): Dầu thô quay đầu giảm
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 4/11 - 9/11
-
Giá vàng hôm nay (9/11): Tiếp tục giảm