Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước: “Không ồ ạt mà nên khôn ngoan”
Trong năm 2017, giá trị thương vụ M&A tại Việt Nam tăng vọt lên 10,2 tỷ USD. (Ảnh: Hồng Vân) |
Đó là nhận định của ông Phan Đức Hiếu, Phó trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tại Diễn đàn Mua bán – Sáp nhập doanh nghiệp (M&A Vietnam Forum 2018) được tổ chức vào sáng nay (24/7).
Nhận định về việc đến nay mới bán 8% vốn DNNN là ít hay nhiều, ông Hiếu cho rằng, 8% để so sánh với tổng lượng vốn thì là ít còn so về số DN thì là nhiều.
Tuy nhiên, theo ông Hiếu, nếu đánh giá sự thành công chỉ qua những con số thì không thể đánh giá được.
“Ngay cả khi mới cổ phần hóa 8% vốn DNNN thì cũng phải bán một cách khôn ngoan và có chiến lược. Nếu chúng ta đã lên kế hoạch cổ phần hóa hết DNNN và ngay ngày hôm sau chúng ta “quẳng hết ra chợ” và cổ phần hóa bằng mọi giá thì đó không phải là kế hoạch và chiến lược khôn ngoan”, ông Hiếu khẳng định.
Đáng nói, ông Hiếu nhận định: “Trên thị trường M&A, đôi khi biết “làm hàng” thì còn bán chạy hơn là cứ để nguyên như vậy rồi mang ra bán”.
Đồng tình với ý kiến đó, ông Đặng Xuân Minh, Phó trưởng Ban Tổ chức Diễn đàn cũng bổ sung rằng, việc cổ phần hóa phải đi vào thực chất chứ không phải hình thức. Quan trọng hơn, DN sau khi cổ phần hóa thì phải hoạt động theo cách khác chứ không phải vẫn giữ nguyên bản chất là DNNN.
Bên cạnh đó, ông Hiếu cho hay, trong thị trường M&A, nhà chính sách và nhà đầu tư đều không phải người có thể quyết định. Nếu bán với giá hợp lý mà nhà đầu tư không quan tâm một mức nhất định thì cũng không bán được.
Cho nên, đôi khi nhìn nhận thị trường M&A nếu chỉ nhìn từ phía nhà chính sách thì cũng chỉ là dự đoán, quan trọng nhất là người mua có quan tâm hay không.
“Chúng ta hay nói DNNN là món hời nhưng thực tế, rất nhiều lần chúng ta cổ phần hóa cũng không bán được thì có là hời hay không? Tôi cho rằng là còn tùy thuộc vào từng giai đoạn khác nhau và sự quan tâm của nhà đầu tư đến từng DN”, ông Hiếu nói.
Liên quan đến cổ phần hóa DNNN, ông Hiếu cho rằng, ở chừng mực nào đó, cổ phần hóa vẫn là chủ trương đúng và phải thực hiện đúng kế hoạch, đúng tiến độ.
Chia sẻ với báo chí, ông Hiếu cho biết: “Tôi rất mong cổ phần hóa đúng kế hoạch, đúng tiến độ và khôn ngoan. Cá nhân tôi rất kì vọng vào sự ra đời của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước giúp chúng ta bán cổ phần Nhà nước một cách có chiến lược tập thể và dài hạn hơn”.
Theo đó, ông Hiếu lý giải, mỗi chủ sở hữu DN là một phân mạch cho nên có những chủ sở hữu tạm gọi là các bộ ngành thì đều có những mục tiêu, lợi ích và sự quan tâm khác nhau khi cổ phần hóa DN của mình.
Điều này khiến cho đôi khi, những hành vi riêng rẽ đó không phải sự tổng hòa có lợi mà đôi khi là những sự triệt tiêu nhau. Ví dụ như các bộ ngành đều bung hàng ra bán cùng một lúc thì đó không phải là cổ phần hóa có lợi.
Tuy nhiên, cũng không có nghĩa là nên bán nhỏ giọt mà phải bán đúng theo mục tiêu của Nhà nước một cách khôn ngoan.
Ngoài ra, đặt trong bối cảnh thị trường M&A hiện nay, ông Nguyễn Thế Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, Việt Nam đang đứng trước những cơ hội mới để tạo nên một “Bước ngoặt mới, Kỷ nguyên mới” nhưng vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố rủi ro cần được lường trước và có giải pháp khắc phục để hoạt động M&A tiếp tục phát triển.
Theo Dân Trí
PVOIL hoàn thành 94% kế hoạch lợi nhuận năm 2018 | |
“Siêu ủy ban” quản vốn nhà nước thế nào? | |
Bầu Đức bị bán giải chấp cổ phiếu để thu hồi nợ |
-
Ì ạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
-
Giải pháp ngăn ngừa trục lợi, gây thất thoát vốn nhà nước trong cổ phần hóa doanh nghiệp
-
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, trao quyền chủ động hơn cho doanh nghiệp nhà nước
-
Phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp
-
Hà Nội sẽ cổ phần hóa 16 doanh nghiệp và thoái vốn tại 96 doanh nghiệp
-
Cần sự điều tiết của Nhà nước để chính sách thuế GTGT phân bón 5% đạt kỳ vọng
-
Giá vàng hôm nay (9/11): Tiếp tục giảm
-
Hợp tác Việt Nam - EU theo hướng phát triển xanh và bền vững
-
Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU: Nỗ lực thích ứng vì một tương lai bền vững
-
Khai mạc triển lãm bán dẫn quy mô quốc tế đầu tiên tại Việt Nam