Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Có một nước Pháp khác

07:00 | 26/11/2015

Theo dõi PetroTimes trên
|
Như tác giả George Packer viết trên The New York mới đây, có một nước Pháp khác luôn tiềm ẩn đe dọa bùng nổ xã hội và dẫn đến bạo động khủng bố. Muốn ổn định an ninh, phải ổn định xã hội - đó mới là thách thức thật sự của nước Pháp.  

Người Pháp “lai”

“Chúng tôi là người Pháp nhưng không phải dân Pháp thật sự” - đó là một trong những phát biểu điển hình của “một nước Pháp khác”, cho thấy vấn đề sâu xa của nước Pháp tiềm ẩn ở cộng đồng dân di cư, một bộ phận được đánh giá bị bỏ rơi và quẳng xuống đáy xã hội. Đâu là lý do khiến cộng đồng này bị tống vào nhóm đối tượng “những người khốn khổ” của nước Pháp?

co mot nuoc phap khac

France Walid sinh tại Pháp, học trung học Pháp, có bằng lái xe Pháp và căn cước Pháp. Nói cách khác, France Walid là công dân Pháp chính cống. Tuy nhiên, căn cước France Walid bắt đầu từ hai số “93”, có nghĩa đối tượng thuộc khu vực ngoại ô Đông Bắc Paris, nơi tập trung dân thất nghiệp kinh niên và quanh năm đụng độ chính quyền về chính sách nhà ở cũng như phúc lợi xã hội. “93” cũng là “ký hiệu” chung cho thấy thành phần đối tượng có khả năng thuộc dân bụi đời, lăn lộn vỉa hè, ban ngày nghiện ngập, ban đêm “nhập nha” và sẵn sàng vác mã tấu giải quyết xung đột băng nhóm. Việc “dán nhãn 93” cho cộng đồng người Pháp lai (Français de souche) đã vô hình trung tạo ra sự phân biệt xã hội và khiến bất đồng xã hội càng gay gắt. Người ta vẫn còn chưa quên loạt bạo động kinh hoàng xảy ra cách đây 10 năm.

Vấn đề sâu xa nằm ở chính sách đối với người di cư. Hầu hết cư dân Clichy-sous-Bois và các vùng lân cận là thế hệ thứ nhất hoặc thứ hai của thành phần di dân từ các thuộc địa cũ của Pháp. Khu Seine-Saint-Denis có mức độ tập trung dân gốc Arập nhiều nhất Pháp (khoảng 30%). Tỷ lệ thất nghiệp tại những khu ổ chuột này cũng ở mức độ cao nhất Pháp (30% ở La Courneuve, 23% tại Clichy-sous-Bois…). Thập niên 60 của thế kỷ trước, theo sau sự cai trị Pháp ở Algeria, khoảng một triệu người Arập và dân Berber từ Bắc Phi (chủ yếu Hồi giáo) đã di cư đến Pháp và sống tập trung tại ngoại ô Paris. Do vậy, bi kịch nước Pháp đang đối mặt thật ra là một vấn đề kép: thành phần di cư nghèo khổ và đối tượng Hồi giáo (Pháp là quốc gia có tỷ lệ Hồi giáo cao nhất châu Âu, 5-10% dân số, với số tín đồ khoảng 3-6 triệu).

Nói một cách rộng hơn, Chính phủ Paris đang gánh cái di sản thực dân của lịch sử đế quốc Pháp. Cần nhắc lại, người di cư từng là chủ đề chính trị của một số đảng cực hữu, trong đó có đảng Mặt trận quốc gia của Jean-Marie Le Pen hoặc Phong trào cách mạng quốc gia (MNR) của Bruno Mégret. Họ tin rằng văn hóa phi phương Tây của dân di cư khiến nền tảng văn hóa truyền thống Pháp bị ảnh hưởng và lung lay (trong cuộc bầu cử khu vực năm 2004, MNR từng nêu khẩu hiệu “Hãy nói “không” với làn sóng Hồi giáo hóa”. Vấn đề Hồi giáo đúng là chuyện vượt ngoài khuôn khổ tôn giáo và từng hiện diện trên bức tranh chính trị Pháp như một gút mắc lớn. Ví dụ cái khăn choàng (hijab). Năm 1989, vụ ba nữ sinh Hồi giáo đội hijab bị đuổi khỏi Trường trung học Gabriel-Havez ở Creil (Bắc Paris) từng là đề tài thời sự xôn xao nước Pháp. Quyết định của Tổng thống Jacques Chirac trong việc chính thức áp dụng luật cấm đội hijab tại trường học, công sở vào tháng 12-2003 được Quốc hội Pháp chuẩn y vào tháng 3-2004 càng khoét sâu rạn nứt xã hội trong cộng đồng Hồi giáo Pháp.

Việc một số đảng phái chính trị Pháp dị ứng với Hồi giáo cũng có nguyên do: Tính đến tháng 7-2015, 50% tội phạm bị tù ở Pháp đều là Hồi giáo. Chủ trương lập ra 751 khu vực “đặc biệt” nhằm dễ quản lý hành chính đã vô tình dẫn đến một chính sách (dễ bị quy kết là) phân biệt chủng tộc. Theo Christian Science Monitor, tại các khu vực “nhạy cảm” trên, tỷ lệ thất nghiệp là 19,6% (gấp đôi tỷ lệ quốc gia) và hơn 30% ở thành phần 19-21 tuổi. Thu nhập tại các khu vực đặc biệt này cũng thấp hơn tỷ lệ trung bình quốc gia đến 75%. Chính việc phân  lập khu vực đã vô hình trung khiến dân Pháp sống tại đó trở thành đối tượng “cá biệt” dưới mắt xã hội. Khi xem đơn xin việc với “hộ khẩu” đối tượng thuộc “khu vực đặc biệt”, gần như không nhà tuyển dụng nào mạo hiểm “rước của nợ” ấy cả.

“Cửa luôn bị đóng kín khi bạn là người Arập” - phát biểu của doanh nhân Yazid Sabeg (dẫn lại từ BBC). Không phải tự nhiên mà Manuel Valls (dân biểu kiêm thị trưởng Evry - thị trấn phía nam Paris, nơi 1/2 dân số là thành phần gốc nước ngoài) nói rằng “Pháp không đủ tư cách giảng dạy Anh hay Mỹ về vấn đề dân nhập cư”. Manuel Valls nhắc đến chi tiết rằng nước Pháp không hề có xướng ngôn viên truyền hình nào thuộc dân Arập hay da màu và tất cả nghị sĩ đều xuất thân từ nước Pháp gốc và là người da trắng. Nhìn tổng thể, vấn đề rõ ràng nằm ở chính sách và nhất thiết được giải quyết bằng giải pháp chính trị chứ không phải xã hội. Dân di cư nhất thiết được xem như đối tượng (ít nhiều liên quan) chính trị chứ không phải thành phần (đa số) là tội phạm xã hội. Hồi ngồi ghế Bộ trưởng nội vụ, Nicolas Sarkozy từng hứa dọn sạch các khu ngoại ô ổ chuột “bằng Karcher” (một loại máy hút bụi) và rằng thành phần bạo động là dân “cặn bã” và “đầu đường xó chợ”!

Thiếu sáng suốt hoặc cực đoan trong vấn đề người Pháp lai - cộng đồng được miêu tả là “les misérables” (những người khốn khổ) - chắc chắn không thể tiến hành các chính sách cải cách kinh tế - xã hội khác. Người Hồi giáo nói riêng hoặc dân français de souche nói chung lại sống chủ yếu tại các thành phố lớn (Paris, Marseille, Rhône-Alpes, Lille, Roubaix, Tourcoing…) nhưng thuộc các khu ổ chuột, như khu Bricarde-Castellane-Plan d'Aou (Marseille), nơi có 8.300 người nghèo nhất nước Pháp đang sống. Thử xem một đoạn phóng sự của The Guardian. Tại Villemomble (Bắc Paris), cậu sinh viên kinh tế Yves Munguama 23 tuổi cho biết: Quang cảnh nhìn từ căn hộ ở chung cư cao tầng nơi Yves Munguama sống được tạo thành từ hệ thống đường ray xe lửa chằng chịt, những con đường hai chiều đầy ổ gà cùng các ô cửa sổ nhếch nhác phơi đầy quần lót. “Chúng tôi sống như trong chuồng gà” - Munguama nói. Dân gốc Phi, Munguama từng xin làm bảo vệ bán thời gian trong một ngân hàng nhưng người ta yêu cầu phải đổi tên trên bảng tên nhân viên bởi cái tên gốc Phi “khó nghe” của anh “có thể gây xúc phạm cho khách hàng”…

Muốn ổn định an ninh phải ổn định xã hội

Kinh tế Pháp khốn đốn càng dễ dẫn đến mất an ninh xã hội. Nền kinh tế Pháp là nền kinh tế doanh nghiệp tư nhân (có gần 2,5 triệu công ty đăng ký) với sự bảo hộ chính phủ ở một số lĩnh vực quan trọng. Theo Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD), Pháp là quốc gia xuất khẩu thứ 5 thế giới về hàng hóa chế biến (sau Mỹ, Đức, Nhật và Trung Quốc). Trong báo cáo OECD, Pháp đứng đầu các nước công nghiệp G7 xét về năng lực sản xuất (được tính bằng GDP/giờ làm việc). Có vẻ như dân Pháp làm việc như điên và có hiệu quả nhưng trong thực tế, Pháp tồn tại trực trạng rằng họ có một trong những tỷ lệ dân số đi làm thuộc hàng thấp nhất các quốc gia OECD. Chỉ có 68,8% dân số Pháp ở độ tuổi 15-64 chịu “đi cày”, so với 77,2% tại Mỹ, 80% tại Nhật; 78,9% tại Anh và 71% tại Đức. Nói cách khác, trung bình ba thập niên qua, khoảng 9% thành phần ở độ tuổi lao động chưa bao giờ đi làm! Như đã nói, vấn đề của (lực lượng lao động nước Pháp) là vấn đề thành phần gốc nhập cư. Họ than phiền về việc bị quẳng ra rìa. Họ bất mãn. Họ quậy phá nhưng khi mệt mỏi, họ lại trở về nhà nằm dài chờ đến tháng lãnh trợ cấp lao động (gần 1/4 thành phần dưới 26 tuổi trong tình trạng thất nghiệp).

Theo Bloomberg (19-11-2015), vấn đề ngân sách quốc phòng tăng càng khiến kinh tế thêm gánh nặng. Tháng 4-2015, 3 tháng sau khi bọn khủng bố Hồi giáo tấn công tòa soạn Charlie Hebdo và giết 11 người, Tổng thống François Hollande tuyên bố tăng gần 4 tỉ euro (4,3 tỉ USD) cho quốc phòng. Ngân sách quốc phòng 31,4 tỉ euro cho năm 2015 sẽ được công thêm 3,8 tỉ euro bắt đầu từ năm 2016 đến 2019. Vấn đề ở chỗ khi tăng ổn định an ninh thì Pháp phải giảm ngân sách cho phúc lợi cộng đồng và càng dễ dẫn đến bất an xã hội.

Theo Michel Pébereau - người được xem là nhân vật lãnh đạo xuất sắc của hệ thống tài chính Pháp, nguyên Chủ tịch Ngân hàng BNP Paribas - nợ quốc gia Pháp đang rất nặng. Thâm hụt ngân sách hiện chiếm 2,5% GDP (cao hơn mức trung bình của khối sử dụng đồng tiền chung euro là 1,6%). GDP Pháp từng cao hơn Anh vào thập niên 70 nhưng nay thấp hơn 5%. Năm 1975, một người Pháp 30 tuổi kiếm được ít hơn 15% so với một vị trung niên 50 tuổi; bây giờ, anh 30 kiếm được ít hơn 40% so với bác 50! Trong cùng thời gian (1975-2007), số sinh viên bị thất nghiệp 2 năm sau khi ra trường tăng từ 6-25%, thậm chí đối với trường hợp bằng cấp ngon lành hơn. Năm 2001, đối tượng 30 tuổi tiết kiệm được 9%; so với 18% 6 năm trước đó. Chẳng trách tại sao trong một cuộc thăm dò gần đây tại Pháp, chỉ 5% tin rằng thanh niên có cơ hội tốt hơn so với đời bố mẹ họ. Tại Pháp, đối tượng 24 tuổi sống phụ thuộc gia đình hiện gần gấp đôi kể từ năm 1975 (lên 65%). Tuần báo Time cho biết 2,2 triệu người Pháp (4% dân số) đã bỏ ra nước ngoài. Theo báo cáo gần đây của Thượng viện Pháp, trung bình mỗi ngày có 2 người Pháp khăn gói ra đi chỉ bởi lý do thuế. Cuộc thăm dò của TNS Sofres (mạng truyền thông tiếp thị toàn cầu lớn thứ hai thế giới) cho biết, khoảng 1/2 người ra đi đều thuộc thành phần dưới 35 tuổi và ít ai trong số họ bày tỏ nguyện vọng trở về nước. Thực trạng rằng hơn 7% sinh viên tốt nghiệp ở độ tuổi sắp sang 30 hiện không có việc làm (một trong những kỷ lục tệ nhất Liên minh châu Âu) càng khiến giới trẻ khăn gói lên đường ra nước ngoài.

Rõ ràng có một nước Pháp khác đang rất bề bộn. Thách thức ổn định xã hội luôn phức tạp và với trường hợp nước Pháp, vốn ôm gánh nặng “Français de souche”, vấn đề dường như phức tạp hơn cả so với các nước trong khối EU.

 

M.Kim

Năng lượng Mới 477