Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt năm 2021?

18:24 | 17/01/2021

Theo dõi PetroTimes trên
|
Nhận định về cơ hội phát triển cho doanh nghiệp Việt, rất nhiều doanh nhân cho rằng năm 2021 sẽ là năm phục hồi và bứt phá.

Đây là các nhận định được đưa ra tại tọa đàm Triển vọng kinh doanh 2021 với chủ đề “Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt?” do Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HANOIBA) tổ chức ngày 16/01/2021.

Giáo sư, Tiến sỹ Trần Thọ Đạt, Thành viên tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhận định: Năm 2021 sẽ vẫn là một năm có nhiều biến động, không chắc chắn, mơ hồ nhưng sẽ là một năm bứt phá đối với kinh tế Việt Nam. Các tổ chức quốc tế đang dự báo Việt Nam có thể tăng trưởng 6-6,8% và tăng trưởng trở lại như trước đại dịch. Nhưng để đạt được mức tăng trưởng đó, trung tâm vẫn là doanh nghiệp.

Thuận lợi là năm 2021, quyết tâm của Chính phủ rất rõ là duy trì mặt bằng lãi suất thấp. Chính phủ cũng quyết tâm cải thiện môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh. Thế chế chính là nguồn lực vô hạn mà chúng ta có thể khai thác được.

Toạ đàm thu hút được sự quan tâm của rất nhiều doanh nhân trẻ
Tọa đàm thu hút được sự quan tâm của rất nhiều doanh nhân trẻ

Theo ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thế Kỷ Cengroup: Năm 2021 sẽ là năm để các doanh nghiệp “nạp đạn”. Ám chỉ sự chủ động chuẩn bị các nguồn lực, có thể “nạp đạn” để chiến đấu, để tấn công, hay bóp cò. Chúng ta phải luôn sẵn sàng, chủ động với cả yếu tố khách quan và chủ quan. Khủng hoảng luôn đến cùng cơ hội. Nó cũng giống như đường đua F1, chỉ vượt được nhau ở khúc cua, bẻ lái tốt hay không sẽ quyết định thành công.

Ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP MISA cho rằng: COVID- 19 khiến doanh nghiệp phải chuyển đổi, cả dịch vụ, sản phẩm, cách làm. Để doanh nghiệp hoạt động linh hoạt, chủ doanh nghiệp phải nắm bắt được thông tin của doanh nghiệp mình nhanh nhất, bất cứ đâu. Qua đó, nhanh chóng đưa ra quyết định kịp thời. Công nghệ số sẽ là công cụ hữu hiệu nhất. Bây giờ, chỉ cần chiếc điện thoại bạn sẽ biết hàng đi đến đâu, bán ra sao...

Các diễn giả chia sẻ tại Toạ đàm
Các diễn giả chia sẻ tại Tọa đàm.

Ông Hoàng lấy vị dụ về chuyển đổi số trong bán hàng, marketing: Trước đây, để gặp gỡ khách hàng, chúng tôi phải đến tận nơi, vất vả vì khách hàng ở nhiều địa phương khác nhau, phải thuê mặt bằng, chi phí cao. Nhưng vì COVID- 19 chúng tôi chuyển sang làm online, livestream, liền lúc có thể tiếp cận với hàng ngàn khách hàng, chi phí giảm đi rất nhiều mà hiệu quả tăng lên cả chục lần.

Nói về hiệu quả của chuyển đổi số, ông Lê Trí Thông, Tổng Giám đốc Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) đồng quan điểm: Thị trường trang sức giảm 26% trong năm 2020 nhưng PNJ lại tăng 12%, chìa khóa thành công là chuyển đổi số. Chúng tôi đã có sự chuyển đổi trước thời điểm dịch COVID- 19 diễn ra và chúng tôi liên tục refresh. Nói cách khác muốn đi ngược dòng, cần động cơ khác khác biệt. Đó là động cơ số.

Ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Sunhouse nhận định: Năm 2021 là một năm tốt và cực tốt cho cộng đồng doanh nghiệp. Cực tốt để phát triển và cũng cực tốt để “xoá đi làm lại”. Với những người không có sự chuẩn bị, sẽ khó khăn, nhưng sẽ nhìn thấy lý do tại sao, có thể phá đi làm lại. Làm mới lúc này có khi lại tốt hơn. Bởi trong trạng thái bình tường, làm ăn lơ vơ có thể không dám phá đi làm lại. Với những người chuẩn bị tốt, chưa bao giờ kiếm tiền tốt như lúc này.

Tuy nhiên, với cảm nhận từ thực tiễn, ông Phú cũng cảnh báo: Tôi cho rằng, trong vòng 3 năm nữa, lạm phát sẽ tăng cao. Không chỉ Việt Nam mà thế giới cũng vậy, vì vừa rồi Chính phủ các nước đã “bơm” ra thị trường nhiều tiền. Các hàng hoá cơ bản sẽ tăng cao và thiết lập mặt bằng giá mới. Nên khôn ngoan lựa chọn hình thức giữ tài sản.

Để vượt qua rủi ro và nắm bắt cơ hội, bà Đỗ Thị Thu Hà - Phó Tổng Giám đốc phụ trách VP Hà Nội Công ty TNHH KPMG cho rằng: Cơ hội vẫn lớn hơn cho doanh nghiệp Việt. Tuy nhiên để nắm bắt thời cơ, vươn lên, doanh nghiệp cần thực hiện tốt chiến lược 5R.

Thứ nhất là giải quyết vấn đề(Respond): Tính toán dòng tiền; Giải quyết các vấn đề cấp bách ngắn hạ; Củng cố tin thần nhân viên trong trạng thái “bình thường mới”. Thứ hai là nâng cao sức chịu đựng(Re-silience): lập các kịch bản ứng chiến và tính kiên định (vượt qua khó khăn) của tổ chức. Thứ ba là đổi mới(Re-Invent): Định nghĩa, phân tích lại tình hình thị trường sau dịch sẽ thay đổi như thế nào; Xây dựng mô hình kinh doanh – vận hành phù hợp với trạng thái “bình thường mới”. Thứ tư là là cải tổ(Re-structure): Thực hiện cải tổ để tận dụng cơ hội và giành ưu thế trong bối cảnh thị trường mới. Thứ năm là hồi phục(Recover): Tạo các nhóm phản ứng – hành động linh hoạt theo tình huống dựa trên các kế hoạch/ chương trình chi tiết ngắn hạn và dài hạn.

Vào tối cùng ngày, Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức Đêm đoàn viên với chủ đề “HANOIBA - NGÀY TRỞ VỀ”. Đêm Đoàn viên là sự kiện thường niên của HANOIBA nhằm tôn vinh các hội viên xuất sắc, và tạo điều kiện để các hội viên có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm thương trường và trao cho nhau các cơ hội hợp tác. Chương trình năm nay quy tụ khoảng 350 hội viên của HANOIBA từ các thời kỳ.

Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội nhận khen thưởng của Ủy ban Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam
Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội nhận khen thưởng của Ủy ban Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam

Tại Đêm đoàn viên, Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội đã nhận khen thưởng của Ủy ban Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam; 2 doanh nghiệp hội viên nhận khen thưởng của UBND TP Hà Nội vì có những thành tích xuất sắc trong năm qua.

Theo enternews.vn