Cơ hội kinh doanh tại thị trường Myanmar
Myanmar được đánh giá là thị trường có tiềm năng lớn để đầu tư và kinh doanh vì đây là quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên, phong phú về nhân lực nhưng 90% hàng công nghiệp và tiêu dùng đang phải nhập khẩu.
Ông Đàm Xuân Bắc – Tổng Lãnh sự danh dự Myanmar tại TP HCM cho biết: Do năng lực sản xuất chỉ đáp ứng từ 5 – 10% nhu cầu trong nước nên Myanmar cần rất nhiều hàng hóa cho tiêu dùng và sản xuất. Chính phủ Myanmar cũng đang có chính sách thu hút, kêu gọi đầu tư từ các nước. Luật Đầu tư Myanmar vừa được thông qua vào tháng 11/2012 cũng có nhiều điểm mới, thông thoáng hơn cho các nhà đầu tư.
Có thể kể đến một số điểm mới trong chính sách thu hút đầu tư của Myanmar như tăng thời hạn cho nhà đầu tư thuê đất từ 30 năm lên 50 năm; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm đầu cho doanh nghiệp thay vì 3 năm như truớc; bỏ quy định giới hạn góp vốn liên doanh tối đa của các doanh nghiệp nước ngoài là 35% thay vào đó tỷ lệ góp vốn liên doanh tùy theo thỏa thuận của các doanh nghiệp; cho doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu thay vì trước đây không cho phép mà bắt phải tiêu thụ nội địa;…
Thị trường Myanmar đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư
Hiện nay, các mặt hàng nông nghiệp, thủy sản, chăn nuôi, khai khoáng, chế biến thực phẩm của Việt Nam có thế mạnh và khả năng phát triển thị trường xuất khẩu tại nước này.
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, đến nay, Việt Nam đã cấp phép cho 7 dự án đầu tư sang Myanmar với tổng số vốn đăng ký là 460 triệu USD. Myanmar là thị trường đứng thứ 6 trong số 60 quốc gia, vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam.
Những năm qua đã có nhiều doanh nghiệp nước ta đầu tư thành công vào thị trường Myanmar như: Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Simco Sông Đà, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), CT Group, Viettrannimex…
Bà Phó Nam Phượng – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP HCM (ITPC) cho biết: Nhận thấy tiềm năng to lớn của thị trường này, từ cuối năm 2010, ITPC đã tổ chức 4 đoàn khảo sát thị trường Myanmar và tổ chức nhiều hội chợ triển lãm thương mại dịch vụ của TP HCM tại Myanmar. Qua những hoạt động này, rất nhiều doanh nghiệp của TP HCM đã ký được các hợp đồng xuất khẩu với đối tác Myanmar và thiết lập được văn phòng đại diện tại đây.
Dự kiến, đến năm 2015, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Myanmar tăng lên 500 triệu USD và đầu tư giữa hai nước đạt 1 tỉ USD.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, mặc dù tiềm năng của thị trường Myanmar còn rất lớn nhưng các doanh nghiệp cũng cần phải chú ý đến một số khó khăn và tồn tại khi quyết định đầu tư sang thị trường này vì dù chính sách đưa ra đã thông thoáng, tạo điều kiện cho sự phát triển của doanh nghiệp nhưng trên thực tế, cơ chế cũ vẫn tồn tại dai dẳng, gây cản trở cho doanh nghiệp, sự cạnh tranh ở thị trường này cũng ngày càng khốc liệt.
Vì vậy, giới chuyên gia cũng đưa khuyến cáo: Trước khi quyết định đầu tư, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ phong tục, tập quán, đặc thù của thị trường Myanmar. Nếu kiên trì và có thể “chen chân” vào được thị trừong này thì về lâu về dài rất nhiều tiềm năng.
Theo ông Đàm Xuân Bắc khi tiếp cận với thị trường Myanmar nên đi theo 3 bước: Tiếp cận tìm kiếm bạn hàng, lập showroom/văn phòng đại diện, tìm kiếm đối tác liên doanh.
Mai Phương
-
Chậm thay đổi chính sách thuế GTGT phân bón có thể khiến nông sản Việt thua thiệt trên trường quốc tế
-
Kinh nghiệm quốc tế về thuế GTGT phân bón và khuyến nghị cho Việt Nam
-
Xem xét lại phạm trù "quản lý nhà nước" đối với doanh nghiệp nhà nước để tạo sự đột phá
-
Luật Điện lực (sửa đổi) tạo hành lang pháp lý cho chuyển đổi năng lượng bền vững
-
Giá vàng hôm nay (30/10): Tiếp đà tăng mạnh
-
Những ‘lo ngại’ thiếu định lượng sẽ làm hiểu sai tác động thuế GTGT phân bón 5% với nông dân
-
Các hiệp hội đứng về nông dân đồng loạt ‘mong’ áp thuế GTGT phân bón 5%
-
Giá vàng hôm nay (29/10): Tiếp tục tăng mạnh
-
Chậm thay đổi chính sách thuế GTGT phân bón có thể khiến nông sản Việt thua thiệt trên trường quốc tế