Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Chuyện tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn ở Quảng Bình

08:00 | 07/11/2015

947 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Vì nhiều lý do nên Công ty Điện lực Quảng Bình (PC Quảng Bình) là đơn vị sau cùng ở miền Trung thực hiện tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn.
chuyen tiep nhan luoi dien ha ap nong thon o quang binh

Từ khi có chủ trương đầu tư đường dây hạ áp nông thôn đến nay, Công ty đã tiếp nhận và làm mới được trên 1.500km đường dây hạ thế, thực hiện việc bán lẽ điện đến tận hộ tiêu thụ tại 106 xã. Hiện nay tại Quảng Bình còn 6 xã với gần 12.300 khách hàng, gần 160km đường dây hạ thế chưa bàn giao (đang còn bán buôn theo giá điện nông thôn).

Sở dĩ có trình trạng một số HTX dịch vụ không đồng tình việc bàn giao lưới điện là do lưới điện đang hoạt động ổn định, có lợi nhuận. Trong khi đó thực trạng lưới điện nông thôn ở Quảng Bình chất lượng thấp, các đường dây, nhánh rẽ 22 kV không đảm bảo kỹ thuật, đường dây dài (bán kính cấp điện lớn), tiết diện dây dẫn nhỏ, nhiều chủng loại; thiết bị đo đếm điện năng mua trôi nổi trên thị trường, không được kiểm định, chất lượng điện áp không đảm bảo, tổn thất điện năng cao. Phần lớn hành lang lưới điện hạ thế nằm trong "thẻ đỏ" của dân được cấp đất cho nên việc cải tạo lưới điện trên tuyến cũ gặp không ít khó khăn do dân đòi đền bù khi giải phóng mặt bằng.

Cùng với đó, việc tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn khiến quy mô đường dây quản lý tăng, công tác quản lý lưới điện phức tạp, lưới hạ áp xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ mất an toàn cao, việc sửa chữa thường xuyên, nhỏ lẻ không thể kịp thời do địa bàn quá rộng. Do vậy nguồn vốn cần đầu tư cho cải tạo lưới điện hạ áp nông thôn ở Quảng Bình là hoàn toàn không nhỏ.

Do nguồn vốn hạn hẹp (đến nay Quảng Bình chỉ mới được đầu tư trên 350 tỷ đồng cho cải tạo hạ áp nông thôn) nên sau khi tiếp nhận, thực hiện chỉ đạo của EVN và EVNCPC, Công ty đã tập trung ưu tiên thay mới toàn bộ công tơ đo đếm điện năng, cùng với việc thay thế cột, dây dẫn theo đúng tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, để kịp thời giảm tổn thất điện năng, sau tiếp nhận đơn vị đã bắt tay ngay vào việc thay thế một số cột gỗ mục nát, dây dẫn kém chất lượng để đảm bảo vận hành an toàn trong mùa mưa bão.

Ông Nguyễn Trường Khẩn, Phó trưởng phòng Kỹ thuật cho hay: “So với các đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực miền Trung thì Quảng Bình là đơn vị có tổn thất điện năng lớn nhất, mà nguyên nhân ngoài việc sử dụng điện chưa hợp lý thì chủ yếu vẫn là do tiếp nhận lưới điện nông thôn đã quá cũ nát. Do vậy những tháng còn lại của năm 2015 Công ty đang nỗ lực chạy đua với thời gian để hoàn thành 3 công trình xây dựng cơ bản với số kinh phí 50 tỷ đồng đã được phê duyệt góp phần thực hiện thắng lới kế hoạch năm 2015.”

Về những nhiệm vụ trong tâm trong thời gian tới, ông Thái Hồng Quân, Giám đốc PC Quảng Bình nhấn mạnh: “Nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của đơn vị là cung cấp điện liên tục, an toàn và ổn định, đáp ứng nhu cầu điện cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Đặc biệt là phục vụ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, phát triển nông thôn, miền núi làm động lực xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, Công ty cũng tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, triển khai các mô hình ứng dụng để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn; nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và thực hiện tốt các chỉ số tiếp cận khách hàng.

Đồng thời, Công ty cũng động viên khuyến khích cán bộ, CNV phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật tăng năng suất lao động, sử dụng nguồn vốn hợp lý, tối ưu hóa chi phí, phấn đấu đảm bảo thu nhập cho người lao động năm sau cao hơn năm trước; chú trọng công tác đào tạo nhân lực, thường xuyên bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho CBCNV,... Đặc biệt thực hiện giải pháp đầu tư để giảm tổn thất điện năng, qua đó đẩy mạnh hơn nữa công tác đầu tư xây dựng và sửa chữa đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả các công trình lưới điện, công trình cấp điện cho các phụ tải lớn, hoàn thiện các công trình cải tạo lưới điện hạ áp nông thôn, phấn đấu giảm tổn thất điện năng dưới 7,1% trong năm 2015 và dưới 7% trong năm tiếp theo.”

Trên bước đường đi tới dù khó khăn thách thức là trở lực không nhỏ, nhưng tập thể cán bộ và người lao động PC Quảng Bình xác định và tin tưởng rằng, Quảng Bình có lợi thế trong chiến lược phát triển thuộc hành lang kinh tế Đông Tây và là địa phương có nhiều tiềm năng thế mạnh về tài nguyên, đất đai, du lịch, kinh tế biển, chế biến thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, trong đó đặc biệt chú trọng du lịch và kinh tế biển là tiềm năng vô cùng to lớn mà thiên nhiên dành cho Quảng Bình là động lực để Quảng Bình vững bước đi lên. Hiện về công nghiệp, ngoài khu kinh tế Hòn La, Quảng Bình đang tập trung đầu tư khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo thành trung tâm kinh tế và đô thị phía tây của tỉnh, là đầu mối trung chuyển và là trung tâm xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ cho khu vực Trung Lào, Đông Bắc Thái Lan và tiểu vùng sông Mê Kông.

Thêm vào đó, theo quy hoạch đến năm 2020 Quảng Bình sẽ phát triển 8 khu công nghiệp với quy mô trên 2.000 hecta được phân bổ trên các huyện, thị, thành phố. Đây là điều kiện để thu hút đầu tư và cũng là cơ sở để PC Quảng Bình mở rộng sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm nâng cao thu nhập, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển chung của ngành Điện miền Trung trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Vũ Thìn - Lệ Hương