Chuyện lạ về khán giả và cầu thủ Brazil
Neymar da Silva Santos Júnior được thế giới biết dưới tên Neymar
Trong khi cầu thủ các quốc gia khác, theo truyền thống thông thường, dùng tên họ in trên áo, nhưng những cầu thủ Brasil như Neymar da Silva Santos Júnior được thế giới biết dưới tên Neymar, hay Frederico Chaves Guedes thì có tên in trên áo là Fred, và Givanildo Vieira de Souza lại sử dụng tên Hulk.
Theo trang web Business Insider, cách sử dụng tên gọi (first name) hoặc biệt hiệu là một truyền thống của người Brazil có từ thời kỳ đất nước này bị người Bồ Ðào Nha đô hộ.
Alex Bellos, tác giả cuốn “Futebol, the Brazilian Way of Life”, nói với báo Telegraph của Anh rằng dùng tên gọi hoặc biệt hiệu dễ hơn cho người Brazil, bởi vì tên của họ thường được đặt theo truyền thống Bồ Ðào Nha, có tới bốn tên khác nhau.
“Tên” này được sử dụng để phản ảnh cá tính của người đó, và thể hiện một văn hóa không chính thức của người Brazil, đề cao tinh thần cá nhân.
Ngay cả cựu Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva được mọi người biết đến với tên “Lula”, một tên chính thức nằm trong tên đầy đủ của ông.
Và truyền thống này cũng được các tuyển thủ bóng đá Brazil tiếp tục kể từ ít nhất là năm 1914, khi có một cầu thủ mang tên “Formiga” (có nghĩa là “con kiến” trong tiếng Bồ Ðào Nha). Một số ngôi sao bóng đá Brazil chỉ sử dụng biệt hiệu, ví dụ như Pelé, mà tên thật và đầy đủ là Edson Arantes do Nascimento.
Cổ động viên Brazil trong trận Brazil – Mexico ngày 18/6
Chuyển sang chuyện cổ vũ của khán giả Brazil. Cúp bóng đá thế giới 2014 cho phép các cổ động viên khám phá đất nước và con người mà ở đó bóng đá là môn thể thao vua, nhưng đồng thời lại lộ rõ cho thấy sự phân hóa xã hội sâu sắc. Một bên là của “Black Blocs”, những người biểu tình phản đối Cúp bóng đá Thế giới, và bên kia là “Yellow Blocs”, những người có điều kiện tận hưởng các trận thi đấu.
Đến ngồi trên các khán đài cổ động cho đội Brazil trong các trận đấu tại World cup 2014 chỉ là những thành phần da trắng, thuộc khối “Yellow Blocs”. Nhìn lên khán đài chỉ toàn một màu da trắng, đến mức người ta có cảm tưởng là chỉ có người da trắng ở Brazil. Trong khi mà đến hơn phân nửa dân số lại là người da màu. Bởi vì chỉ có những người da trắng mới có đủ điều kiện để trả một chiếc vé đôi khi còn mắc hơn cả mức lương tối thiểu (tức khoảng 242 euro).
Tuy người da trắng có thể tận hưởng những giây phút tuyệt vời trên khán đài của Cúp bóng đá Thế giới, nhưng họ không phải là một công chúng tuyệt vời cho đội nhà, đến mức người ta phải gọi là “khủng hoảng trên khán đài”. Trong trận cầu với Mexico (18/6), cổ động viên của đối thủ (Mexico) nhiệt thành đến mức người ta cứ tưởng Mexico đang thi đấu trên sân nhà.
Thay vì phải hâm nóng đội nhà, những cổ động viên giàu có ở Brazil chỉ biết luôn mồm nói rằng “Tôi là người Brazil, với cả niềm tự hào và cả trái tim” hay chỉ biết hát quốc ca. Vào những giây phút khó khăn, cần sự cổ vũ, họ chỉ hiết lặng thinh, biến đổi sắc mặt chỉ vì sợ thua. Tệ hại đến mức các nhà tài trợ phải tuyển một hoạt náo viên để hâm nóng cổ động viên trước mỗi trận đấu nhưng vẫn không thành công.
Th.Long
tổng hợp
-
Nhiều đại biểu tán thành việc đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế GTGT 5%
-
UAE muốn xây dựng trung tâm trung chuyển, dự trữ các sản phẩm dầu mỏ tại Việt Nam
-
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Đề nghị giữ quy định áp thuế GTGT 5% với phân bón
-
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
-
Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)