Chuyển đổi kinh doanh mùa dịch: Burger King cho thấy gì?
Làm cách nào để Burger King vừa bán khẩu trang vừa bán đồ ăn? |
Không sai chút nào nếu nói rằng, thế giới kinh doanh là nơi hội tụ nhiều bộ óc tài giỏi nhất hơn bất cứ lĩnh vực nào. Trí tuệ của họ thể hiện ở nhiều dạng, nhiều khi đó là sự lém lỉnh, đáng yêu, cũng có khi bắt gặp một chút xiên xẹo. Với Burger King là thiết thực.
Nhà kinh doanh ẩm thực toàn cầu đến từ Mỹ đã in thực đơn lên chiếc khẩu trang, khách hàng chỉ việc đeo nó lên sẽ tạo ra hai tác dụng, chống dịch và gọi món mà không cần phải phát âm làm phát tán virus nếu như không may nhiễm COVID-19.
Chưa dừng lại ở đó, ý đồ của Burger King còn “thâm” hơn nhiều. Khách hàng muốn mua hàng mang đi có thể đặt… khẩu trang bằng cách để lại bình luận trên tài khoản mạng xã hội của thương hiệu. Dĩ nhiên, mỗi chiếc khẩu trang là một đơn hàng và mỗi đơn hàng là mỗi chiếc khẩu trang.
Hay ở chỗ, Burger King không rêu rao, “hãy đến mua khẩu trang của chúng tôi, nó rất tốt” bởi như vậy quá bình thường, khó địch lại nhiều tên tuổi rất chuyên nghiệp, và vô hình dung gây cho người dùng sự nghi kỵ, rằng: kinh doanh ẩm thực sao lại bán khẩu trang?
Nói marketing hay, không sách vở nào liệt kê hết, nhưng hay thôi chưa đủ, ngoài hay ra phải đúng thời điểm, đáp ứng được thị hiếu mới nảy sinh của người tiêu dùng.
Thế giới kinh doanh đang âm thầm thay đổi để phù hợp với kỷ nguyên mới - kỷ nguyên COVID-19 ngày càng thu hẹp cơ hội lợi nhuận đối với những doanh nghiệp làm ăn, kinh doanh theo kiểu cũ.
Vậy kiểu mới đó là gì? Thật ra, đến nay chưa một nhà kinh tế nào khái quát được xu hướng mới có hình dạng ra sao, sẽ diễn tiến tới đâu, kết quả cuối cùng là gì. Chỉ dám chắc một điều là phải thay đổi.
Burger King đại diện cho kiểu kinh doanh "hớt váng" kinh điển |
Burger King tiếp thị rất hay, nhưng đó chưa phải là hình mẫu đại diện cho cách thức kinh doanh thời hậu vaccine. Bởi nếu như dịch được khống chế thì khẩu trang trở nên vô dụng, đặc biệt là tại Mỹ, châu Âu đại đa số người dân không thích đeo khẩu trang.
Đương nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ năng lực để số hóa, tự động hóa toàn bộ chuỗi cung ứng như gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon, hay điện tử hóa cửa chuỗi hàng truyền thống như Walmart.
Nhưng Burger King đại diện cho cách thức kinh doanh “hớt váng” kinh điển, hay nói cách khác đó là sự thức thời nhảy bổ vào bất cứ lĩnh vực nào nếu đánh hơi thấy lợi nhuận.
Cách thức chuyển đồi này xem ra phù hợp với số đông là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, dựa nhiều vào sự thông minh ngắn hạn hơn là tiềm lực vốn, công nghệ. Giống như cách bà chuyên bán nước chè đặt thêm tủ thuốc lá. Người ta gọi đó là “nguyên tắc tận dụng - tối đa hóa”.
Chuyển đổi kiểu Amazon - tuy là một canh bạc khá may rủi, mang tính dự báo, đón đầu, chu kỳ quay vòng vốn dài ra. Tuy nhiên, đó là cách thức mang tính bản chất, tác động làm thay đổi cấu trúc mô hình kinh doanh.
Muốn làm được điều này cần 2 điều kiện: Một là, có tầm nhìn chiến lược; Hai là, sở hữu tiềm lực vốn, công nghệ dồi dào. Nếu thành công họ sẽ là người dẫn dắt xu hướng trong tương lai.
Nói rằng, dịch COVID-19 buộc tất cả thay đổi, nhưng thực tế phũ phàng là không phải ai cũng có khả năng này. Một số lượng lớn sẽ chết trên đường đến tương lai, một số ít khác sẽ lớn mạnh hơn. Đó là quy luật tất yếu.
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
-
Nhà phố Cát Tường - Bất động sản dòng tiền hiếm có khó tìm nơi Đông Bắc Thủ đô
-
OMODA & JAECOO Việt Nam chính thức Mở bán Pre-sales OMODA C5 - Cơ hội sở hữu SUV B+ đẳng cấp cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn
-
Tuổi trẻ VCBS chung tay bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên mạng xã hội
-
Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
-
Điện lực TPHCM: Tuyên truyền về giá bán điện cho người thuê nhà