Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Chứng khoán khủng hoảng niềm tin

10:23 | 27/05/2011

352 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
TTCK đang mất lực cả về nguồn tiền lẫn niềm tin.

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã có phiên đảo chiều ngoạn mục vào ngày 26/5 sau chuỗi ngày dài sụt giảm, VN-Index được kéo lên ở 398,04 điểm. Niềm vui nhen nhóm, nhưng để TTCK thực sự hồi phục sẽ còn rất gian nan. Trong khi, bản thân TTCK cũng đang mất lực cả về nguồn tiền lẫn niềm tin.

Áp lực dòng tiền

Điều đáng lo ngại nhất trên thị trường hiện nay là áp lực về tiền. Dòng tiền vào chứng vào chứng khoán ngày càng co hẹp, trong khi đó áp lực giải chấp lại dồn nặng lên vai nhiều nhà đầu tư và đang được xem là một nguy cơ lớn cho thị trường.

Chính sách thắt chặt tiền tệ kéo dài đã buộc các ngân hàng phải mạnh tay siết chặt dòng tiền cho vay đối với khu vực phi sản xuất, đặc biệt là chứng khoán và bất động sản, khiến các công ty chứng khoán gặp khó khăn, phải thu hẹp các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư, đồng thời phải gấp rút thu vốn. Khi thị trường giảm, áp lực giải chấp tăng lên khiến chứng khoán "rơi” là điều dễ hiểu.

Trong khi đó, những tín hiệu tích cực có thể kỳ vọng vào sự hồi phục của TTCK là chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 đã tăng chậm lại, thanh khoản của các ngân hàng đã ổn định hơn, nhưng dường như chưa đủ để tạo một cú hích đáng kể. Đầu tiên phải nhìn vào thực tế: sự sụt giảm liên tiếp của thị trường là do cầu mua giảm mạnh khi nguồn vốn không được giải ngân vào thị trường. Tất cả đang mong chờ một sự ổn định hơn để tính toán cho dài hạn.

Lãi suất trên thị trường lên cao trong khi VN-index giảm sâu khiến cho nhà đầu tư lo ngại. Không biết khi nào lạm phát sẽ trở lại mức bình thường và khi nào mặt bằng lãi suất kinh doanh được hạ xuống.

Với quan ngại đó, hầu hết nhà đầu tư vẫn đang chờ đợi và dòng vốn chủ yếu vẫn đứng ngoài thị trường để nghe ngóng. Và một khi thanh khoản chưa tốt lên thì kể cả nguồn tiền có sẵn dồi dào, thanh khoản cũng ít có cơ hội cải thiện do nguồn tiền này sẽ tìm đến các kênh đầu tư khác có khả năng sinh lời cao hơn trong ngắn hạn.

Các chuyên gia cho rằng, với đà giảm tốc của CPI tháng 5 và những dự báo giám mạnh hơn trong tháng 6 vẫn chưa thể làm các nhà đầu tư đủ tự tin vì những tín hiệu cho thấy, chính sách theo định hướng tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa. Điều này cảnh báo dòng tiền vào thị trường chứng khoán sẽ vẫn còn khó khăn. Cùng với các yếu tố vĩ mô vẫn chưa rõ ràng, dòng tiền vẫn đang trú ẩn an toàn đâu đó và chưa có dấu hiệu quay lại với thị trường.

Trong khi đó, những ngày này, các công ty chứng khoán, càng nhà đầu tư đang nói đến vấn đề giải chấp như một quả bom nổ chậm. Điều này được nhìn nhận sẽ mang lại những rủi ro rất cao đối với đà giảm điểm của thị trường.

Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt nhận định, hoạt động giải chấp tiếp tục đẩy cả hai chỉ số sụt giảm sâu ngay từ thời điểm mở cửa trong phiên giao dịch sáng nay. Áp lực giải chấp xuất phát một mặt từ diễn biến tiêu cực của giá cổ phiếu và mặt khác từ áp lực thu hồi vốn của các ngân hàng thương mại đã hạn chế đáng kể nguồn vốn đòn bẩy của các công ty chứng khoán. Quá khứ cho thấy, hoạt động giải chấp thường gây ra việc tăng đột biến của lượng cung cổ phiếu ở các vùng giá thấp.

Tất cả những điều này làm cho tính thanh khoản của thị trường đang yếu dần, điều này cho thấy thị trường vẫn sẽ tiếp tục duy trì xu hướng giảm điểm trong thời gian tới khi mà những thông tin tốt hỗ trợ thị trường chưa có.

Đã đến đáy?

Tính đến ngày 25/5, chứng khoán đã giảm điểm ở phiên thứ 10 liên tiếp và chỉ số VN-Index đã mất tới 96,79 điểm. Còn HNX-Index đã mất 14,27 điểm sau 12 phiên liên tiếp đi xuống. Thậm chí, những thông tin về chỉ số lạm phát khả quan hơn trong tháng 5 và sẽ tiếp tục tốt lên trong các tháng tiếp theo đủ lại sự tích cực cho thị trường.

Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt – BVSC, với 10 phiên liên tiếp cổ phiếu bị bán tháo đã hình thành đợt sụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 10/2009. Nhưng điều đáng nói hơn là những nhìn nhận về thị trường vẫn tiếp tục bi quan và hầu như đều cho rằng, môt xu hướng đi xuống vẫn còn có thể diễn ra trên thị trường. Dù mức giảm có thể chậm lại nhưng chưa thể nghĩ đến chuyện phục hồi.

Các công ty chứng khoán biểu hiện một thái độ rất bi quan khi cho rằng, lực cung tiếp tục lấn áp thị trường so với một nguồn lực cầu vô cùng nhỏ và thận trọng. Điều này khiến thị trường nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp tục xu huớng giảm trong những phiên tới. Hơn thế, những phân tích đều cho thấy, dường như đang có một xu hướng mất điển tự do trong ngắn hạn và hình thành xu hướng giảm trong trung và dài hạn.

Điều hy vọng nhất sau phiên tăng điểm ngày hôm nay là xu hướng bắt đáy sẽ đẩy các nhà đầu tư mua vào cổ phiếu như một lực đẩy kỹ thuật cho VN-index vào chiều hồi phục.

Tuy nhiên, theo công ty chứng khoán ACB, trước diễn biến vĩ mô chưa có chiều hướng ủng hộ cho thị trường cũng như đi sâu vào cung cầu, các nhà phân tích vẫn chưa tìm được những tín hiệu cho thấy thị trường đang tạo đáy. Do vậy, chiến lược đầu tư thận trọng, nắm giữ tiền mặt vẫn được ưu tiên hàng đầu. Trong giai đoạn này, NĐT nên sàng lọc và theo dõi và quan sát, và chờ cơ hội thích hợp để vào lại thị trường.

Tính thanh khoản yếu và tâm lý thận trọng của nhà đầu tư đang khiến cho thị trường ở trong một sự "im lặng” đến đáng ngại. Trong khi đa số nhà đầu tư đang trở nên cẩn trọng hơn thì việc lượng hàng ào ạt xả ra từ phía các nhà đầu tư khác, đặc biệt là nguồn cung lớn từ việc giải chấp các hợp đồng hợp tác đầu tư của các công ty chứng khoán thì các nhà đầu tư dài hạn cũng trở nên lo lắng và giảm cầu mua trên thị trường.

Chính vì thế đã có những quan ngại, đây có thể mở đầu cho một giai đoạn giảm dài gắn liền với tình trạng tranh đua bán sàn nhưng lượng cổ phiếu thực sự bán được rất ít, tình huống tương tự như những thời điểm xấu nhất đã xảy ra trong năm 2008.

Trong khi những khó khăn về tài chính chưa có hướng ra thì niềm tin của nhà đầu tư đang bị khủng hoảng lớn. Và một khi tâm lý các nhà đầu tư rất tiêu cực, sẽ có khả năng bán tháo diễn ra mạnh mẽ còn việc giải ngân lại trở nên thận trọng. Nói đúng hơn, niềm tin sẽ chi phối toàn bộ các hoạt động khác.

Hiện nay, các yếu tố vĩ mô cùng với những nhận định không khả quan cho nền kinh tế của năm nay đã làm các nhà đầu tư cá nhân lẫn tổ chức hết sức bi quan. Điều cần thiết cho thị trường hiện tại vẫn là một cú hích về chính sách hay vĩ mô để có thể khơi thông cho dòng tiền hoặc làm tâm lý nhà đầu tư bình ổn trở lại.

Bởi vì khi thị trường không nhận được bất cứ thông tin hỗ trợ nào trong khi những vấn đề nan giải trước kia như lạm phát, lãi suất vẫn tiếp tục đè nặng lên tâm lý của các nhà đầu tư. Cùng với đó, sự sụt giảm liên tiếp của chỉ số khiến nhà đầu tư càng trở nên hoảng loạn.

Theo VEF