Chưa phát hiện “gạo giả” trên thị trường Việt Nam
Mới đây, một tờ báo Malaysia đưa tin về loại gạo giả làm bằng nhựa độc hại của Trung Quốc được làm từ khoai tây, khoai lang với nhựa tổng hợp, ép thành dạng hạt gạo. “Gạo giả” này được cho là đã có mặt tại những vùng nông thôn ở châu Á, như Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và gần đây là Singapore. Do các hạt “gạo giả” hoàn toàn khác gạo thật nên chúng rất cứng sau khi nấu. Việc ăn loại gạo này có thể gây tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa.
Đây không phải lần đầu tiên, tại Việt Nam xuất hiện thông tin về “gạo giả”. Trước đó, khoảng tháng 4/2012, nghi vấn về “gạo nhựa” cũng gây xôn xao ở Hà Nội (sau khi rộ lên tại TP HCM) khi có người dân ở quận Hoàng Mai khẳng định đã mua gạo nhựa về nấu thành cơm, và phát hiện cơm không nở như các loại gạo bình thường, các hạt gạo rời rạc bất thường. Thay vì mùi thơm của cơm, cả nồi nồng nặc mùi nilon, xen kẽ mùi nhựa tổng hợp khó ngửi và không thể ăn.
Chưa tìm thấy “gạo giả” tại Việt Nam.
Lúc đó các báo cũng trích lời một người được coi là chuyên gia về thực phẩm Hong Kong phát biểu về cách sản xuất “gạo giả” là “nhào nặn bột khoai tây và khoai lang thành hình hạt gạo rồi cho thêm nhựa tổng hợp resin vào hỗn hợp đó. Do các hạt gạo giả hoàn toàn khác gạo thật nên chúng rất cứng sau khi nấu. Ngoài ra nhựa tổng hợp resin rất độc hại đối với cơ thể người”.
Tuy nhiên, thời điểm đó, cơ quan chức năng không tìm được gạo giả như thông báo của “nạn nhân” còn số gạo được kiểm nghiệm có các chỉ tiêu (protein, tinh bột, vitamin B1) phù hợp với thành phần gạo Việt Nam.
Trao đổi với chúng tôi, một chuyên gia nông nghiệp nghi ngờ những thông tin về gạo giả. Theo ông, hiện nay giá thành gạo khá rẻ mà việc sản xuất “gạo giả” như thông tin trên báo là khá phức tạp. “Giá thành không thể rẻ hơn gạo tự nhiên được”. So sánh thông tin về “gạo giả” mà các báo vừa đề cập với thông tin “gạo giả” gây xôn xao dư luận năm 2012, chuyên gia này cho rằng, có thể, các báo đã lấy thông tin cũ.
Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cảnh báo về gạo nhiễm độc khi cho biết, tháng 2/2011, một bản báo cáo của trường đại học Nông nghiệp Nam Kinh, Trung Quốc đăng trên tạp chí Century Weekly tiết lộ, 10% gạo đang bày bán ở Trung Quốc nhiễm độc tố cadmium.
Theo Công an nhân dân
-
Tin tức kinh tế ngày 14/11: Tỷ giá tăng mạnh, nhiều ngân hàng lãi lớn
-
Tin Thị trường: Bất ổn ở Trung Đông vẫn là yếu tố chính quyết định giá dầu
-
Cần những kỹ năng nào để làm việc trong môi trường đa văn hóa?
-
Adnoc gas dự báo nhu cầu khí toàn cầu tăng mạnh mẽ
-
Shell và Equinor kháng cáo các dự án dầu khí của Anh tại Biển Bắc