Chính thức áp thuế chống bán phá giá xơ sợi tổng hợp vào Việt Nam
Trong văn bản triển khai áp thuế chống bán phá giá tạm thời với với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester, Tổng cục Hải quan yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm để bảo vệ nền sản xuất xơ sợi tổng hợp trong nước.
Xơ sợi tổng hợp Việt Nam vẫn phụ thuộc hơn 70% nguyên liệu nhập khẩu. |
Theo đó, áp dụng mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp với các sản phẩm sợi dài làm từ polyester xuất xứ tại Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia. Thời gian thực hiện là 120 ngày, từ 3/9 đến hết năm 2021, trừ khi được gia hạn, thay đổi, hủy bỏ theo quy định của pháp luật.
Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu các đơn vị hải quan nghiên cứu kỹ, thực hiện đầy đủ các bước kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy chứng nhận chất lượng bản gốc của nhà sản xuất (giấy chứng nhận nhà sản xuất) để hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời.
Trường hợp người khai hải quan không nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, người khai hải quan thực hiện khai báo mã dùng trong hệ thống thông quan tự động VNACCS theo mã G129 tương ứng mức thuế chống bán phá giá là 54,90%.
Trường hợp người khai hải quan nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ nước, vùng lãnh thổ không phải là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia thì không phải nộp thuế chống bán phá giá. Người khai hải quan khai trên tờ khai nhập khẩu tại chỉ tiêu 1.95 mã miễn/giảm/không chịu thuế và thu khác theo bảng mã đối tượng không chịu thuế chống bán phá giá đã được đăng tải trên trang tin của Tổng cục Hải quan.
Trường hợp người khai hải quan nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia hoặc Malaysia mà không nộp được bản gốc giấy chứng nhận nhà sản xuất, hoặc nộp được giấy chứng nhận nhà sản xuất nhưng tên nhà sản xuất trên giấy chứng nhận không trùng với tên nhà sản xuất nêu Quyết định 2080/QĐ-BCT, thì thực hiện khai báo mã dùng trong hệ thống thông quan tự động VNACCS.
Cụ thể, chứng từ chứng nhận xuất xứ từ Trung Quốc tương ứng mức thuế là 17,45%; Ấn Độ là 54,90%; Indonesia là 21,94%; Malaysia là 21,23%.
Trước đó, một số doanh nghiệp sản xuất xơ sợi trong nước đã cùng nhau gửi hồ sơ yêu cầu điều tra bán phá giá đối với khá nhiều sản phẩm xơ sợi polyester. Sau một thời gian khá dài điều tra, căn cứ thực tế sản xuất và kinh doanh các sản phẩm xơ sợi polyester trong nước, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời với mặt hàng sợi dài. Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục xem xét về việc bán phá giá đối với một số sản phẩm xơ sợi tổng hợp khác như xơ ngắn, hạt nhựa...
Tùng Dương
-
Tin tức kinh tế ngày 9/11: Giá cà phê xuất khẩu tăng kỷ lục
-
Tổng thống đắc cử Donald Trump lại rút khỏi một thỏa thuận toàn cầu cực kỳ quan trọng
-
Giá dầu hôm nay (9/11): Dầu thô quay đầu giảm
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 4/11 - 9/11
-
Giá vàng hôm nay (9/11): Tiếp tục giảm