Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Đối sách của Việt Nam (Kỳ I)

11:00 | 15/07/2018

Theo dõi PetroTimes trên
|
Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ- Trung không ngừng leo thang, Việt Nam sẽ khó tránh khỏi tác động tiêu cực từ cuộc chiến này. Bởi vậy, các doanh nghiệp cần có giải pháp ứng phó kịp thời.

Sau khi đáp trả quyết liệt lẫn nhau bằng các gói thuế quan quy mô lớn, ngày 11/7 Tổng thống Mỹ Donald Trump lại quyết định áp thuế bổ sung 10% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết sẽ sớm có biện pháp trả đũa Mỹ.

chien tranh thuong mai my trung ky i doi sach cua viet nam
Tổng thống Trump vừa quyết định áp thuế bổ sung 10% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg

Ảnh hưởng kinh tế thế giới

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế thế giới. Tác động sẽ lan toả dần từ thương mại sang sản xuất của các nước, và như vậy các năm sau đó sẽ có tác động lớn hơn. Đỉnh điểm của tác động tiêu cực là vào năm 2021 đến 2023, sau đó thị trường sẽ tự điều chỉnh, giảm dần tác động tiêu cực vào các năm tiếp theo.

GDP thế giới được dự báo giảm không đáng kể năm 2018, giảm từ 0,0058% quý 2 và 0,04% quý 4. Trong năm 2019 và 2020, tác động tiêu cực lớn dần và đạt đỉnh vào giữa 2021 (-0,2%). Tăng trưởng kinh tế thế giới bị ảnh hưởng sẽ chủ yếu do tác động từ thương mại và đầu tư.

Cả Mỹ và Trung Quốc đều bị thiệt hại về tăng trưởng, trong đó Mỹ bị thiệt hại nhiều hơn. Tăng trưởng GDP của Mỹ có thể giảm 0,27% và của Trung Quốc giảm 0,15 điểm %. Các chỉ số về thương mại, thu ngân sách của Mỹ đều giảm đi, trong khi đó ảnh hưởng lại ít hơn đối với Trung Quốc.

Hàn quốc và Nhật Bản cũng chịu tác động tiêu cực khá lớn. Lý do là mức độ phụ thuộc lớn giữa các quốc gia này với cả Mỹ và Trung Quốc. Trong số các nước ASEAN, Singapore chịu ảnh hưởng tiêu cực nhất. GDP của Singapore có thể giảm 0,7% năm 2021, lớn hơn tác động tới Mỹ và Trung Quốc do Singapore là điểm trung chuyển thương mại và đầu tư của cả hai quốc gia này.

Việt Nam cũng không ngoại lệ

Việt Nam có thể chịu tác động hai chiều từ cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung. Tác động tích cực là cơ hội thị trường của Mỹ nếu hàng xuất khẩu từ Trung quốc bị hạn chế. Tuy nhiên, tác động này không lớn do các sản phẩm Trung quốc bị áp thuế cũng không phải là sản phẩm chủ lực của Việt Nam, đồng thời khối FDI sẽ có một số lợi thế hơn so với doanh nghiệp trong nước.

Ngược lại, Việt Nam có thể chịu tác động tiêu cực do tốc độ tăng trưởng chung toàn cầu bị giảm, kéo theo sụt giảm cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam. Ngoại trừ EU, các đối tác thương mại lớn của Việt Nam đều bị ảnh hưởng tiêu cực. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam được dự báo sẽ giảm 0,3% năm 2019 và mạnh hơn trong các năm 2021-2023.

Tương tự, tốc độ tăng nhâp khẩu sẽ giảm khoảng 0,6%. Điều này cho thấy, sản xuất của các doanh nghiệp, đặc biệt khu vực FDI (nhập khẩu nhiều nguyên liệu) sẽ bị ảnh hưởng.

FDI vào Việt Nam có thể cũng tăng thêm, trong điều kiện các nước sẽ dịch chuyển FDI từ Trung Quốc sang Việt Nam. Tuy nhiên, tính toán cho thấy tác động này không đáng kể, thậm chí không ngoại trừ khả năng FDI vào Việt Nam còn giảm xuống. Nếu điều này xảy ra, thì tác động này không quá lớn, dòng vốn FDI chỉ giảm khoảng 0,01%.

Ngoài ra, cần chú ý thêm về tác động tỷ giá, với nền kinh tế Mỹ, tác động tiêu cực từ chiến tranh thương mại diễn ra đồng thời với tác động tích cực của việc cải cách thuế của Mỹ.

USD được dự báo vẫn giữ được giá trị nên có thể không ảnh hưởng nhiều đến tỷ giá VND so với USD mặc dù trong thời gian gần đây có xu hướng tăng một chút. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý đối với tỷ giá VND so với nhân dân tệ (NDT). Thời gian qua, NDT giảm giá liên tục và dự báo sẽ giảm giá sâu hơn, được cho là phản ứng của Trung Quốc với sức ép của Mỹ.

Cách thức đối phó của VIệt Nam

Các doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình, đặc biệt là thông báo, cập nhật danh mục hàng hoá bị áp thuế của cả Mỹ và Trung Quốc cũng như diễn biến tỷ giá của cả đồng USD và NDT để có phản ứng kịp thời. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần khẩn trương tìm hiểu thị trường Mỹ, nhất là với các loại hàng hoá trong danh mục bị áp thuế, để tìm cơ hội đa dạng hoá danh mục xuất khẩu vào Mỹ; đồng thời Việt Nam tiếp cận nhanh với các nhà đầu tư FDI lớn tại Trung Quốc để xúc tiến đầu tư vào Việt Nam khi thị trường Trung Quốc và Mỹ đều bị ảnh hưởng. Ngoài ra, doanh nghiệp cần nghiên cứu sâu hơn danh mục một số hàng hoá của Trung Quốc có thể nhập khẩu vào Việt Nam trong trường hợp xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ bị hạn chế để có cách thức đối phó và kiểm soát phù hợp.

Một điều quan trọng mà các doanh nghiệp cần lưu ý là chuẩn bị tốt các thông tin liên quan đến phòng vệ thương mại với Mỹ trong trường hợp chiến tranh thương mại lan rộng.

Trước tình hình này, Trung Quốc có thể sẽ đẩy mạnh đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Việt Nam cần nghiên cứu kỹ và có chiến lược thoả thuận sớm do phụ thuộc của Trung Quốc vào các quốc gia trong RCEP tăng lên.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

chien tranh thuong mai my trung ky i doi sach cua viet nam Lối thoát nào cho chiến tranh thương mại Mỹ- Trung?
chien tranh thuong mai my trung ky i doi sach cua viet nam Chiến tranh thương mại với Mỹ - thách thức lớn nhất của ông Tập
chien tranh thuong mai my trung ky i doi sach cua viet nam Điều chỉnh tỷ giá: Cần tính khả năng Mỹ “nhắm thẳng tới Việt Nam”
chien tranh thuong mai my trung ky i doi sach cua viet nam Mỹ bị cảnh báo thua Trung Quốc trong chiến tranh thương mại
chien tranh thuong mai my trung ky i doi sach cua viet nam Việt Nam cần làm gì để "né" cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?
chien tranh thuong mai my trung ky i doi sach cua viet nam Cẩn trọng với áp lực lạm phát và các vấn đề thương mại quốc tế