Chiến tranh dầu mỏ ở Yemen
Chiến tranh ở Yemen đã làm 7.400 người chết trong 2 năm qua |
Tháng 1/2015, Lực lượng phiến quân Houthis cướp chính quyền ở thủ đô Sana'a, khiến Tổng thống Abd Rabbuh Mansur Hadi và các bộ trưởng của ông phải từ chức. Một tháng sau khi Hadi bị phiến quân Houthis giam lỏng tại Sana'a, ông đã trốn thoát khỏi thủ đô để đến Aden, thủ đô cũ của miền nam Yemen.
Lúc này Yemen bị chia làm hai. Thủ đô Sana'a do phiến quân Houthis kiểm soát còn miền nam do Tổng thống Hadi lãnh đạo.
Liên Hiệp Quốc lên án hành động cướp chính quyền của quân Houthis và bật đèn xanh cho liên minh quân sự gồm 10 nước do Arập Xê út dẫn đầu chống lại phiến quân Houthis bắt đầu từ ngày 25/3/2015, nhưng cho đến nay các cuộc không kích của liên quan quốc tế không làm quân Houthis thoát lui khỏi Sana’s mà còn làm nhiều dân thường thiệt mạng.
Chính quyền của Tổng thống Abd Rabbuh Mansur Hadi được Mỹ, Arập Xê út và một số quốc gia Vùng vịnh khác ủng hộ như Ai Cập, Maroc, Jordan, Sudan, Kuwait, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất, Qatar và Bahrain. Phía quân Houthis được Iran chống lưng. Thực chất đây là cuộc chiến giữa các trường phái khác nhau của đạo Hồi. Sự chia rẽ giữa Iran và Arập Xê út, hai cường quốc nổi bật nhất Trung Đông của hai nhánh Hồi giáo Shia và Sunni, có nguồn gốc sâu xa.
Trong cuộc tranh giành ấy, tài nguyên của Yemen cũng đang bị các nước khác lợi dụng. Ngày 7/3, hãng tin Iran Fars News dẫn lời của chuyên gia kinh tế người Yemen Mohammad Abdolrahman Sharafeddin cho biết “Arập Xê út đã hợp tác với Tập đoàn Dầu khí Total của Pháp để khai thác giếng dầu tại phía nam vùng Kharkhir, gần biên giới tỉnh Najran của Ả rập Xê út”. Thêm nữa, 63% sản lượng dầu thô của Yemen đã bị Arập Xê út lấy đi từ thời Tổng thống Yemen Mansour Hadi.
Chuyên gia người Yemen cũng nói thêm rằng Chính quyền Riyadh đã lấy tiền bán dầu “trộm” từ Yemen để mua vũ khí và chu cấp cho những lính đánh thuê đang săn lùng phiến quân Houthis của Yemen.
Tháng giêng vừa qua, liên minh hỗ trợ cho Tổng thống Mansour Hadi do Arập Xê út lãnh đạo đã đương đầu với nhóm phiến quân Houthis ở khu vực Bab el-Mandab để vận chuyển 3,8 triệu thùng dầu từ Trung Đông sang thị trường phương Tây.
Thỏa thuận giữa Riyadh và Washington để kiểm soát dầu Yemen?
Cuối năm 2016, chuyên gia kinh tế Hassan Ali al-Sanaeri nói rằng Washington và Riyadh đã bí mật hối lộ cựu Chính phủ Yemen nhằm kiềm chế các hoạt động thăm dò khai thác dầu mỏ trong vòng 30 năm. Mà theo các kết quả thăm dò thì Yemen có trữ lượng dầu lớn nhất trong Vịnh Ba Tư, chủ yếu nằm ở các vùng Ma'rib (phía tây), al-Jawf (phía bắc), Shabwah (phía nam) và Hadhramaut (trung đông). Điều này có thể làm Yemen trở thành một trong những nhà xuất khẩu dầu lớn nhất trong khu vực và trên thế giới.
Hiện tại, chiến tranh ở Yemen vẫn đang còn tiếp diễn. Do có sự can thiệp của liên minh Arập từ hồi tháng 3/2015 đã có hơn 7.400 người chết và hơn 40.000 người khác bị thương, mặc cho Liên Hợp Quốc đã liên tục đứng ra hòa giải và 7 lệnh ngừng bắn được ban bố.
H.Phan
-
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh sự cần thiết phải sửa đổi Luật Điện lực
-
Bổ sung chính sách thu hút nhà đầu tư khảo sát dự án điện gió ngoài khơi
-
Bay chặn, ép hạ cánh với tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam
-
Gỡ "thẻ vàng" IUU: Xóa bỏ toàn bộ tàu “3 không”, xử lý dứt điểm “tàu ma”
-
Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị BRICS mở rộng