Chiến lược “cũ mà mới” của Toyota
Họ đã tung ra chương trình Toyota Barter, một chiêu tiếp thị “cũ mà mới”. Một phần của đề xuất, những người mua tiềm năng có thể trả tiền cho chiếc xe không phải bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản, mà bằng một số loại cây trồng ở Brazil. Đặc biệt, đó có thể là ngô hoặc đậu tương. Các đại lý của Toyota sẽ đánh giá cây trồng theo giá thị trường và ghi nhận nó như một khoản thanh toán.
Chiến dịch Toyota Barter của Toyota tại Brazil. |
Toyota Barter được bắt đầu hoạt động thí điểm vào năm 2019 tại một số bang được chọn của Brazil và hiện đã mở rộng trên toàn quốc. Nó thực sự khá đơn giản, vì là một chương trình “hàng đổi hàng.
Tuy nhiên, lựa chọn cho người tiêu dùng chỉ được giới hạn trong ba loại xe: Những chiếc bán tải cổ điển Hilux, những chiếc Corolla Cross SUV, và SW4, loại SUV nhỏ còn được gọi là Fortuner ở các thị trường khác.
Theo một báo cáo cho thấy, 16% doanh số Toyota Hilux bán ra là thuộc lĩnh vực nông nghiệp, do vậy việc đổi hàng sẽ giúp những người tiêu dùng nước này dễ dàng có được những chiếc xe bán tải hoàn toàn mới. Trong khi, Brazil là nước sản xuất đậu tương lớn nhất thế giới, sản xuất ngô đứng thứ ba thế giới. Do đó, hai loại nông sản này là một loại hàng hóa có tính cơ động cao, đồng thời có khả năng thanh khoản rất tốt.
Chiến dịch được hỗ trợ bởi công ty địa phương NovaAgri, công ty vận hành các kho ngũ cốc, vận chuyển đường sắt và các bến xuất khẩu ở miền trung và đông bắc Brazil. Kể từ năm 2015, NovaAgri là công ty con của Tập đoàn Toyota Tsusho, thuộc Tập đoàn Toyota.
Brazil là nước đứng thứ ba thế giới về sản xuất cây đậu tương. |
Cũng tại Brazil hiện tại, một chiếc Hilux có giá khởi điểm 197.990 Real (khoảng 38.200 USD) cho phiên bản taxi một hàng ghế và từ 191.990 Real (khoảng 37.000 USD) cho phiên bản taxi hai hàng ghế.
Có thể nói, đại dịch đã tạo ra sự hỗn loạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cùng với đó là một phần các doanh nghiệp lớn. Các chương trình tín dụng của các Chính phủ hầu như không thực sự giúp được nhiều người trong số họ, vì không có triển vọng tăng trưởng trong nhiều tháng.
Ngoài ra, sự cạnh tranh gia tăng từ các sản phẩm cùng ngành cũng như từ các sản phẩm thay thế đã tạo ra nhiều rắc rối hơn cho hầu hết mọi người. Chính vì điều đó, ngày càng nhiều công ty bắt đầu coi việc sử dụng “hàng đổi hàng” là một chiến lược tiếp thị khả thi và có giá trị, chứ không chỉ là một cách để giải quyết các vấn đề tài chính.
Trên thực tế, “hàng đổi hàng” đã có từ rất lâu đời, 6000 năm trước CN, nguồn gốc xuất phát từ các bộ lạc ở khu vực Mesopotamia, hay còn gọi là Lưỡng Hà, một khu vực lịch sử của Tây Á thuộc hệ thống châu thổ sông Tigris và Euphrates, ngày nay tương ứng với phần lớn Iraq, Kuwait, đông Syria, Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ và các vùng dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria và biên giới Iran-Iraq.
“Hàng đổi hàng” xuất phát từ các bộ lạc ở khu vực Lưỡng Hà. |
Song, chiến lược “hàng đổi hàng” của các công ty và người tiêu dùng lại chỉ thực sự phát triển trong thời kỳ suy thoái của nước Mỹ vào đầu những năm 1970. Nhiều công ty có hàng tồn kho dư thừa và nguồn tiền mặt hạn chế, họ đã tham gia trao đổi hàng tồn kho để lấy thời gian và không gian truyền thông, cho phép các công ty tiếp tục các nỗ lực quảng cáo và tiếp thị mà không phải chi tiêu tiền mặt.
Ngày nay, chiến lược “hàng đổi hàng” của các công ty không chỉ đơn thuần là một giải pháp thay thế cho việc thanh lý hàng tồn kho quá cũ, nó thực sự là một công cụ tiếp thị có thể giúp các công ty gia nhập thị trường mới mà không phải chịu thêm chi phí, tạo ra doanh số bán hàng gia tăng, sử dụng năng lực sản xuất dư thừa, mở rộng ngân sách quảng cáo và tiếp thị, mở rộng phân phối theo địa lý một cách không tốn kém, giảm chi phí mua hàng của công ty và tạo ra dòng tiền tích cực, đồng thời thúc đẩy bán hàng.
Và, tất nhiên, không giống như bán thanh lý, chiến lược “hàng đổi hàng” gần như cung cấp cho một công ty ít nhất là giá vốn hàng hóa và thường là toàn bộ giá trị bán buôn của các sản phẩm cùng dịch vụ không mong muốn của họ, do đó cho phép công ty kiếm được lợi nhuận.
Có vẻ như Toyota đã nhìn thấy một chiến lược “hàng đổi hàng” như một chiến lược tiếp thị, cũng như một giải pháp tài chính sáng tạo, giải quyết một số vấn đề hóc búa nhất của tăng trưởng doanh thu một cách lành mạnh hơn. Đơn giản vì họ vừa có thể bán được hàng, tăng cường sự hiện diện và vừa kiếm được lợi nhuận ở đất nước Brazil đang bị tàn phá bởi dịch bệnh COVID-19.
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
Toyota chuẩn bị ra mắt một mẫu SUV chạy điện hoàn toàn mới |
Toyota Việt Nam tạm ngừng sản xuất |
Link xem trực tiếp Lao Toyota vs TP Hồ Chí Minh (AFC Cup), 18h30 ngày 10/3 |
-
Cơ hội đầu tư “4 tốt” với nhà phố kiểu mới Cát Tường - Vinhomes Global Gate
-
BIDV và HFIC hợp tác thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội TP HCM
-
Hợp tác để hoàn thiện hệ sinh thái xuất nhập khẩu
-
Techcombank và Databricks: Cách mạng hóa ngân hàng cho hàng triệu khách hàng bằng AI và dữ liệu
-
Vietjet tiên phong khai thác chuyến bay sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững