Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Chìa khóa vào đời

21:49 | 18/05/2017

Theo dõi PetroTimes trên
|
Vượt qua quan điểm định hình của xã hội, đại học mới là con đường thành công đúng đắn nhất, nhiều người đã khẳng định được bản thân bằng con đường học nghề, thậm chí họ thành công trên con đường sự nghiệp khi tuổi đời còn rất trẻ.

Lâu nay, phần đông phụ huynh học sinh đều cho rằng, để đảm bảo tương lai tốt nhất cho con em mình sau này, con đường duy nhất là phải vào đại học. Chính vì thế, không ít phụ huynh đã dùng nhiều biện pháp để áp đặt con em mình vào cái gọi là khuôn mẫu mà họ mong muốn. Tuy nhiên, những khuôn mẫu này vô tình tạo nên áp lực lớn đối với chính bản thân các em - người rõ nhất về lực học và khả năng của mình.

Không thể phủ nhận quan điểm cũng như nhận định của các bậc phụ huynh về tương lai. Bởi trong điều kiện xã hội như hiện nay, cũng như trong xu thế phát triển đất nước, dù vào đại học không phải là con đường duy nhất nhưng vẫn là con đường tốt nhất cho thế hệ trẻ. Có rất nhiều người dù đã có nghề nghiệp ổn định nhưng vẫn theo đuổi ước mơ, khát vọng có được tấm bằng đại học, bằng cách tham gia học tại chức, học liên thông.

chia khoa vao doi
Nếu như bạn chưa đỗ đại học hay không vào được trường mình mong muốn thì cánh cửa cuộc đời đâu phải đã khép lại

Thêm nữa, khi tốt nghiệp đại học, những cơ hội cho nghề nghiệp sẽ nhiều hơn, cuộc sống tốt và đầy đủ hơn. Có cơ hội được tiến thân, khẳng định năng lực và bản lĩnh của mình. Đặc biệt trong trong thời đại công nghệ thông tin phát triển chóng mặt như hiện nay, việc nâng cao trình độ và nguồn nhân lực là rất cần thiết và là một xu thế tất yếu của các bạn trẻ. Do vậy có được tấm bằng đại học vẫn là một mong muốn của các bậc phụ huynh cũng như một bộ phận giới trẻ.

Khi quan điểm của bạn thay đổi, ngày nhận kết quả thi đại học sẽ không bao giờ là “ngày đen tối” của cuộc đời, không vào được trường mình mong muốn hay bố mẹ mong muốn thì bạn cũng đừng thất vọng. Ngay cả vị tỉ phú nổi tiếng nhất Trung Quốc là Jack Ma đã từng 2 lần trượt đại học, 10 lần bị trường Harvard từ chối và 30 lần xin việc thất bại. Nhưng con người đó đã không bỏ cuộc mà tiếp tục đứng dậy với những mục tiêu, ý tưởng và rồi cuối cùng Jack Ma trở thành doanh nhân giàu có thành công nhất Trung Quốc với đế chế thương mại điện tử khổng lồ Alibaba. Đây chính là tấm gương để người trẻ chúng ta có thể nhìn vào học hỏi, khích lệ tinh thần.

Ngay cả Bill Gate, khi đã “ung dung” ngồi trong trường Havard, ông mới nhận ra đam mê thực sự của mình. Năm 20 tuổi, Bill Gates từ giã giảng đường Đại học Havard, bắt tay vào việc viết những dòng mã lệnh cho hệ điều hành đầu tiên trên máy tính. Dù không có tấm bằng đại học trong tay, Bill Gates vẫn trở thành người đồng sáng lập, chủ tịch tập đoàn và kiến trúc sư trưởng của tập đoàn Microsoft nổi tiếng, đồng thời là một trong những người giàu nhất thế giới.

Nếu bạn nghĩ rằng những ví dụ trên quá xa vời với mình thì hãy nhìn ra xung quanh, những người trẻ ở Việt Nam cũng đang thay đổi “công thức” vào đời. Trượt đại học hay không lựa chọn cánh cổng đại học không có nghĩa sự nghiệp học vấn của bạn ngừng lại. Chúng ta chỉ đang tìm kiếm một cách khác phù hợp với bản thân hơn mà thôi.

Các bạn trẻ nên nhớ, trong xã hội hiện đại, kiến thức là chưa đủ để giúp ta thành công trong mọi lĩnh vực. Thế kỷ XXI này là thế kỷ của kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử... hay còn gọi tắt là kỹ năng mềm. Ở đâu cũng vậy, kỹ năng ứng xử trong mọi tình huống sẽ giúp bạn tự tin hơn và trưởng thành nhanh chóng hơn bao giờ hết. Tất cả những kỹ năng đó thực chất chúng ta đều được học hằng ngày, hằng giờ, bởi nó xuất phát từ chính những thứ xung quanh chúng ta, chỉ là ta có để ý và tiếp thu hay không mà thôi.

Nếu như bạn chưa đỗ đại học hay không vào được trường mình mong muốn thì cánh cửa cuộc đời đâu phải đã khép lại. Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama từng nói: “Thay đổi sẽ không đến nếu chúng ta đợi ai đó mang đến. Chúng ta chính là người mà chúng ta đang đợi chờ. Chúng ta chính là sự thay đổi mà chúng ta tìm kiếm”.

Thế nào là thành công? Thành công không phải là khi ta giỏi cỡ nào, không phải là ta giàu cỡ nào, thành công là cả một quá trình cố gắng, kiên trì, nỗ lực của chính bản thân cho những thứ ta mong muốn đạt được. Tại sao ta phải trông đợi vào tấm bằng đại học khi mà nó chỉ được coi như là tấm vé bình thường giúp ra tự tin hơn khi đi xin việc. Thực tế khi đến xin việc tại các doanh nghiệp, họ chưa cần biết rằng tấm bằng của bạn là của trường nào, hình dáng ra sao, nó trông như thế nào mà họ chỉ quan tâm bạn có làm được việc cho họ hay không.

Trong cuộc sống hiện tại, có những người không cần tới tấm bằng đại học mà có khi vừa tốt nghiệp cấp 3 hay thậm chí là tốt nghiệp cấp 2, họ đã tự đi theo con đường của riêng mình. Họ lao vào những cơ hội kinh doanh, và rồi thất bại hết lần này đến lần khác nhưng họ không bao giờ nản lòng bởi vì họ tin vào chính bản thân mình, vào lí tưởng sẽ giúp họ thay đổi cuộc đời. Với họ, những lần vấp ngã không phải là thất bại mà đó chính là khởi đầu cho thành công sau này. Thất bại càng nhiều đến khi thành công thì đó sẽ là thứ đáng trân trọng hơn bao giờ hết.

Chúng ta từng nghe câu: “Phải vào đại học thì mới có tương lai”, rồi là cánh cổng đại học luôn là nơi ươm mầm ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ, là cơ hội học tập, phát triển tri thức để sau khi tốt nghiệp, chúng ta có thể tự tin bươn chải. Nhưng thực tế lại đang chứng minh điều ngược lại. Nếu chịu khó tìm hiểu, bạn sẽ thấy rất nhiều người thành công mà không xuất phát từ con đường đại học. Nói cách khác, đại học không phải con đường duy nhất đưa ta đến thành công, nó chỉ là bước đệm cho ta bước vào đời với những hành trang để ta tiến tới thành công trong cuộc sống. Nhiều người sau khi thi trượt đại học đã nhìn nhận lại học lực của bản thân và tìm đến học nghề ở các trường cao đẳng, trung cấp để không lãng phí thời gian chìm đắm trong những suy nghĩ mông lung.

Vũ Quang