Chỉ số Tiếp cận điện năng tăng 32 bậc
Nhóm nghiên cứu Doing Business của vừa công bố kết quả đánh giá các chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2017 của 190 nền kinh tế trên thế giới (Doing Business 2018), trong đó có kết quả đánh giá về chỉ số Tiếp cận điện năng.
Theo đó, chỉ số Tiếp cận điện năng năm 2017 của Việt Nam đạt 78,69/100 điểm, tăng 32 bậc so với xếp hạng năm 2016 và đứng ở vị trí 64/190 quốc gia/nền kinh tế. Đây là mức cải thiện thứ bậc xếp hạng cao nhất từ năm 2013 đến nay.
Phòng giao dịch khách hàng của Điện lực Thanh Khê (Đà Nẵng) |
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là nền kinh tế có chỉ số Tiếp cận điện năng cải thiện vị trí nhiều nhất trong khu vực ASEAN. Với kết quả đánh giá này, chỉ số Tiếp cận điện năng của Việt Nam đã vượt so với yêu cầu về thứ hạng tại Nghị quyết 19-2017/NQ-CP ngày 6/2/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020 (trong đó mục tiêu về chỉ số Tiếp cận điện năng năm 2017 là thứ hạng 70).
Chỉ số Tiếp cận điện năng là 1 trong 5 chỉ số được Doing Business đánh giá có thay đổi tích cực giúp cho chỉ số đánh giá chung của nền kinh tế Việt Nam tăng 14 bậc về môi trường kinh doanh so với năm 2016. Với mức tăng là 6,46 điểm so với 2016, Tiếp cận điện năng là chỉ số xếp thứ nhì trong các chỉ số có mức độ cải thiện xếp hạng tốt nhất (đứng sau chỉ số về nộp thuế) so với nhiều chỉ số khác như báo cáo đánh giá. Xét riêng về số thủ tục và thời gian thực hiện trong phạm vi công việc của ngành Điện lực thì Việt Nam đứng thứ 2 trong khu vực (chỉ xếp sau Brunei).
Cũng theo số liệu của Doing Business công bố, chỉ số Tiếp cận điện năng của Việt Nam hiện nay thậm chí còn có mức độ xếp hạng cao hơn cả với một số quốc gia có kinh tế phát triển như Trung Quốc (98), Canada (105), Mexico (92), Israel (77), Hungary (110), Romania (147), Ukraina (128)...
Nếu so sánh kết quả các yếu tố đánh giá chỉ số Tiếp cận điện năng của Việt Nam với trung bình các nước ở Châu Á - Thái Bình Dương và các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) thì số thủ tục của Việt Nam là tương đương. Còn thời gian thực hiện của Việt Nam là tốt hơn đáng kể, với 46 ngày so với 71,6 ngày của các nước Châu Á - Thái Bình Dương và 79,1 ngày của các nước thuộc OECD.
Xét về mức độ tin cậy cung cấp điện và minh bạch giá điện thì Việt Nam được 6/8 điểm - tăng 3 điểm so với năm 2016 (năm 2016 là 3/8 điểm). Yếu tố này được cải thiện rất nhiều trong năm vừa qua, đây là ghi nhận của Doing Business về các cải cách của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong việc cung cấp điện với chất lượng tin cậy, ổn định và công khai, minh bạch về dịch vụ cung cấp điện.
Trên thực tế, trong thời gian qua, EVN đã có rất nhiều nỗ lực cải thiện trong hoạt động điện lực, từ các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ cho đến cung cấp dịch vụ điện ngày một tốt hơn theo hướng đơn giản và thuận tiện hơn cho khách hàng. Đến cuối năm 2017, EVN đặt mục tiêu 100% các dịch vụ cung cấp điện năng có thể thực hiện đăng ký trực tuyến. Đây là một trong những nỗ lực nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ khách hàng, cải thiện độ tin cậy cung cấp điện để tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng sử dụng điện trên cả nước của EVN.
Năm 2017 là năm thứ 4 liên tiếp chỉ số Tiếp cận điện năng của Việt Nam được cải thiện về vị trí, và là năm thứ 2 được Doing Business ghi nhận có các cải cách lớn. Sau 4 năm (từ năm 2013 đến 2017) thực hiện cải cách và kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp trong vấn đề Tiếp cận điện năng, Việt Nam đã từng bước cải thiện xếp hạng qua từng năm, tăng 92 bậc, từ vị trí 156 (năm 2013) về vị trí 64 (năm 2017). |
Thanh Ngọc
-
Tiếp cận điện năng là lĩnh vực ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực nhất
-
Chỉ số tiếp cận điện năng 1,6 ngày: Điều gì giúp EVNCPC ghi dấu ấn?
-
Cải cách môi trường kinh doanh Việt Nam: Những dấu ấn từ EVN
-
Việt Nam thăng hạng vượt bậc chỉ số Tiếp cận điện năng
-
Cải thiện chỉ số tiếp cận điện năng: Kỳ vọng vào cải cách hành chính
-
Cần cơ chế đủ mạnh khuyến khích các dự án năng lượng tái tạo của doanh nghiệp trong nước
-
Thủ tướng: Tính toán giá điện khí phù hợp theo thị trường, tình hình cụ thể, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân
-
Sửa đổi Luật Điện lực: Yêu cầu xuất phát từ thực tiễn
-
EVNHANOI đảm bảo điện phục vụ kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
-
Đóng điện nhánh rẽ đường dây 220kV đấu nối từ trạm biến áp 500kV Chơn Thành