Chỉ số giá tiêu dùng Trung Quốc tăng kỉ lục do thiếu hụt thịt lợn trầm trọng
Khách hàng đi bộ qua các quầy bán thịt lợn tại chợ Dancun ở Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây. Ảnh: Bloomberg |
Giá thịt lợn tăng gấp đôi đã đẩy giá tiêu dùng của Trung Quốc lên mức cao nhất trong 8 năm qua trong bối cảnh những thách thức về kinh tế trong nước của Bắc Kinh tăng lên và cuộc chiến thương mại với Mỹ chậm lại.
Theo dữ liệu của chính phủ Trung Quốc công bố hôm thứ bảy, chỉ số giá tiêu dùng(CPI) của Trung Quốc đã tăng từ 3,0% trong tháng 9 lên đến 3,8% trong tháng 10, đây là mức cao nhất tính từ tháng 1 năm 2012. Mức tăng này đã lớn hơn mức tăng dự kiến 3,4% trong một cuộc khảo sát các nhà phân tích kinh tế do Bloomberg thực hiện.
Mức tăng tháng 10 phần lớn là do sự tăng quá cao của giá thịt lợn. Con số này đã tăng 101,3% so với cùng kỳ năm ngoái, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng sốt lợn Châu Phi (ASF). Dịch tả lợn Châu Phi được dự đoán sẽ quét sạch một nửa số lợn Trung Quốc vào cuối năm nay. Dự kiến nó sẽ đẩy mức giá tiêu dùng tăng cao hơn nữa trong những tháng tới.
Thêm vào đó, giá thịt gia cầm cũng tăng 66,8% trong tháng 10, do nhu cầu đối với thịt gà và các sản phẩm gia cầm khác thay thế cho thịt lợn tăng cao. Tuy nhiên, giá tiêu dùng cho các mặt hàng không phải là thực phẩm đã giảm xuống chỉ còn 0,9% trong tháng 10.
Giá thịt tăng mạnh đặt ra thách thức lớn cho Bắc Kinh. Trung Quốc là một đất nước tiêu thụ thịt lợn nhiều nhất trên thế giới. Sự thiếu hụt nguồn cung thịt lợn của Trung Quốc là quá lớn, mặc dù Trung Quốc đã nhập khẩu thêm thịt lợn từ các nước trên thế giới nhưng nó vẫn không thể lấp đầy được nhu cầu về thịt lợn trong nước.
Chính phủ nhà nước đang nỗ lực thực hiện các bước nhân rộng để khôi phục sản xuất lợn hơi với tốc độ nhanh hơn, bằng cách loại bỏ các lệnh cấm nuôi lợn trên toàn quốc.
Dưới áp lực của cuộc khủng hoảng thịt lợn ngày càng tăng, Trung Quốc đã gỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt lợn và thịt bò từ Canada trong tuần này. Được biết Bắc Kinh đã tạm ngừng nhập khẩu thịt bò và thịt lợn Canada vào tháng 6 vừa qua trong bối cảnh xung đột ngoại giao leo thang sau khi CFO của tập đoàn Huawei Meng Wanzhou bị bắt tại Vancouver theo lệnh của Mỹ.
Ngoài ra, Trung Quốc đã mua thêm thịt lợn và các loại thịt khác của Mỹ trong dự kiến về một thỏa thuận thương mại giai đoạn một với Mỹ để đổi lấy mức thuế quan thương mại thấp hơn. Việc hoàn thành thỏa thuận thương mại đó có thể sẽ khiến cho việc nhập khẩu thịt của Trung Quốc từ Mỹ còn lớn hơn rất nhiều.
Hôm thứ Sáu, công ty dịch vụ tài chính Hà Lan, Rabobank dự báo sản lượng nhập khẩu thịt lợn Trung Quốc sẽ tăng lên mức kỷ lục 4,6 triệu tấn trong năm tới khi sản lượng trong nước sụt giảm.
Chính phủ Trung Quốc cũng công bố dữ liệu vào thứ Bảy cho thấy các nhà máy đã bán sản phẩm của họ cho những nhà phân phối với mức giá tụt giảm trong tháng thứ tư liên tiếp. Chỉ số giá sản xuất (PPI) đã giảm 1,6% trong tháng 10 và đây là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 7/2016.
Dữ liệu giá tiêu cực cho thấy các nhà sản xuất đang ngày càng phải giảm giá sản phẩm của họ do sự chậm lại của nền kinh tế trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Liu Feng, chuyên gia kinh tế tại China Galaxy Securities, dự kiến giá sản xuất tại Trung Quốc sẽ ngừng giảm trong quý IV năm nay nhưng lợi nhuận của các công ty công nghiệp sẽ tiếp tục giảm trong ba quý tới do mức giá bán thấp hơn.
Theo Dân trí
-
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc dự báo giảm tháng thứ 6 liên tiếp
-
9 tháng đầu năm: CPI tăng 3,88%, lạm phát cơ bản tăng 2,69%
-
Trung Quốc tung gói kích thích kinh tế quy mô lớn
-
Các nhà kinh tế thúc giục Trung Quốc tăng cường “giải cứu” bất động sản để thúc đẩy tăng trưởng
-
CPI tháng 8 ổn định, bình quân 8 tháng tăng 4,04%
-
Tin tức kinh tế ngày 31/10: Thị trường chứng khoán hồi phục bất ngờ
-
Bộ Công Thương phát động Cuộc thi tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương
-
Giới chuyên gia dự báo tồn kho dầu thô của Mỹ
-
Tin Thị trường: Các nhà giao dịch không chắc về kế hoạch của OPEC+
-
Hoạt động xuất khẩu LNG của Hoa Kỳ sẽ đối mặt với nhiều rủi ro nếu ông Trump đắc cử