Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Chỉ là... “Gừng... sĩ” thôi

00:00 | 15/12/1999

Theo dõi PetroTimes trên
|
Danh xưng nghệ sĩ là hai từ mà những người làm nghệ thuật trước đây phải phấn đấu cả đời và khổ luyện mới được ghi nhận, nhưng nay thì xem ra chỉ cần được biết mặt, biết tên là bất cứ ai cũng có thể vỗ ngực xưng mình là... nghệ sĩ.

Năng lượng Mới số 392

Ai cũng là nghệ sĩ?

Vừa qua, trong một bài phỏng vấn Á hậu Hoàn vũ Việt Nam 2008, người mẫu Võ Hoàng Yến về những scandal giật chồng, đập đá, cô đã bức xúc: “Tôi là á hậu nhưng cũng là một người bình thường. Tôi nghĩ bất cứ ai cũng được quyền có những phút vui vẻ bên bạn bè. Tôi mong công chúng sẽ rộng lòng, có cái nhìn cởi mở hơn với nghệ sĩ, người đẹp. Tôi thấy những bức ảnh đó không có vấn đề gì cả nhưng chỉ vì ai đó có ý đồ xấu, họ gieo rắc ý nghĩ xấu về tôi vào đầu công chúng khiến tôi bị hiểu lầm đang làm chuyện xấu. Sau hàng loạt những tin đồn không hay về mình, tôi rất mệt mỏi”.

Đọc đến đây, nhiều độc giả đặt câu hỏi về danh xưng nghệ sĩ của cô á hậu này. Bởi ngoài việc “đi chéo chân” trên một số sàn diễn thời trang trong nước, tham gia cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ năm 2008 và có vô số scandal đình đám, Võ Hoàng Yến không hề có đóng góp gì cho nền nghệ thuật nước nhà.

Võ Hoàng Yến, Angela Phương Trinh đều là “nghệ sĩ”

Cũng giống trường hợp Võ Hoàng Yến, trước đó trong bài phỏng vấn của Angela Phương Trinh, cô diễn viên, kiêm hotgirl gây sóng gió trên các trang mạng suốt 2 năm nay, mỗi câu cô lại xưng “tôi là nghệ sĩ” ...

Chỉ với vài vai diễn từ thời niên thiếu, chẳng hiểu công chúng nào đã ghi nhận cô là nghệ sĩ hay chỉ là tự phong để tự nâng giá bản thân?! Cũng phải nói cho công bằng, cô cũng hay được báo chí quan tâm, thế nhưng cô lên báo lần nào cũng chỉ là những chuyện “kiểm tra trinh tiết”, “yêu đại gia”, hay những hình ảnh “uốn éo múa cột” trong các quán bar hoặc chỉ để khoe những lần đi mua sắm bạc tỉ ở nước ngoài.

Tất nhiên chẳng ai chê Angela Phương Trinh vì cô đi hát ở quán bar, vũ trường. Cũng chẳng ai nỡ lòng phủ nhận sự góp mặt của cô trong một vài bộ phim truyền hình, mà mới nhất là thảm họa điện ảnh “Biết chết liền”. Nhưng 18 tuổi, chừng ấy cống hiến, mà lên báo mỗi câu đều “tôi là nghệ sĩ”, e là có phần làm cho hai chữ “nghệ sĩ” dễ bị công chúng hiểu là đang “đại hạ giá”.

Nguồn cơn của sự loạn danh xưng trên xuất phát từ sự “loạn giá trị” trong showbiz và cả trong giới truyền thông. Showbiz ngày càng đi vào con đường lố lăng một phần cũng bởi sự nhiễu loạn của truyền thông mạng.

Chính sự loạn này đã đẩy những cô nàng “non choẹt”, nhiều điều tiếng như Angela Phương Trinh hay Võ Hoàng Yến trở thành “nghệ sĩ”, “người của công chúng” hay “hiện tượng truyền thông”. Cái sự “loạn” này không chỉ khiến công chúng hoang mang mà những nghệ sĩ chân chính chắc rồi cũng chẳng dám nhận mình là “nghệ sĩ” nữa, để khỏi bị đánh đồng.

Công chúng dễ dãi

Theo định nghĩa, nghệ sĩ là người chuyên hoạt động (sáng tác hoặc biểu diễn) trong một bộ môn nghệ thuật. Nghệ sĩ là người sáng tạo ra loại hình nghệ thuật như vẽ, đồ họa, chạm khắc, chụp ảnh, làm mô hình, diễn kịch sân khấu về các ý tưởng và cảm xúc lành mạnh với văn hóa xã hội. Có thể nói, khái niệm nghệ sĩ gắn liền với khái niệm nghệ thuật. Vì vậy khái niệm nghệ sĩ phụ thuộc nhiều vào cách hiểu về nghệ thuật.

Hiện tại ở Việt Nam xuất hiện nhiều hình thái chưa được công nhận chính thức là một loại hình nghệ thuật hoặc người thực hiện các kỹ năng đó không được đào tạo hoặc không coi việc thực hiện hình thái đó là một nghề. Trên thực tế, nhiều người vẫn quan niệm rộng, nghệ sĩ là người sáng tạo hoặc biểu diễn một hay nhiều loại hình nghệ thuật hoặc một hay nhiều kỹ năng đặc biệt.

Thời trước, nghệ sĩ là những người hoạt động nghệ thuật được báo chí tin yêu và tặng cho danh xưng nào đó xứng đáng với những cống hiến của họ và họ sẽ càng cố gắng làm sao để sống - đóng góp vì sự tin yêu đó. Thời điểm ấy, chỉ những người làm nghệ thuật chân chính, lăn lộn với nghề, với nghiệp một cách chuyên nghiệp và đạt được thành tựu nhất định mới được công chúng ưu ái tặng danh xưng “nghệ sĩ”.

Nhưng bây giờ thì họ - những người “có dính dáng” đến nghệ thuật còn tự xưng danh một cách vô tội vạ. Những chân dài, người đẹp đi hát cũng tự xưng “ca sĩ”; những người mẫu mới chập chững vài lần trên sàn diễn cũng tự hào “siêu mẫu” hay một người sáng tác được vài bài hát đã vội coi mình là “nhạc sĩ”… Vì thế, không ít ca sĩ, nhạc sĩ có thâm niên trong nghề tâm sự rằng họ cảm thấy lạc lõng trước sự thay đổi của showbiz Việt không phải vì thiếu tân thời, không chịu tiếp thu cái mới mà vì cảm thấy hụt hẫng khi những giá trị đích thực đang dần bị triệt tiêu bởi những chiêu trò và công nghệ lăng xê.

NS Thanh Hoa đã từng bức xúc: “Chúng ta quá dễ dãi với việc gọi cô A, anh B là “nghệ sĩ” và hoàn toàn buông lỏng giáo dục họ, thế nên xã hội phải chịu chung hậu quả”. Vậy nên muốn sân khấu biểu diễn trong sạch, có cống hiến cho xã hội thì ngay trong bản thân đội ngũ những người làm công tác quản lý biểu diễn, các nhà tổ chức, các nghệ sĩ phải ý thức nhiều hơn về vai trò của mình”.

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cũng đã thốt lên: “Tôi không thích người ta gọi tôi là nghệ sĩ đâu. Bởi vì những lý do: Nếu gọi những người làm trong ngành nghệ thuật, giải trí là nghệ sĩ thì tôi thấy chữ nghệ sĩ thường, dễ dãi và chung chung cào bằng quá. Nên tôi thích được gọi bằng tên hay nghề chính xác là đạo diễn; nhiều người tự cho mình là nghệ sĩ, rồi tự cho nghệ sĩ có quyền khác người thường, muốn làm gì  thì làm, muốn nói gì thì nói, chỉ nghĩ đến bản thân… thì tôi cũng không cần được gọi là nghệ sĩ”.

Trước đây, nhà quản lý từng đưa ra giải pháp - mà một trong những mục đích để quản lý danh xưng trong lĩnh vực biểu diễn (trong đó có cả các nghệ sĩ tự do) - là cấp thẻ hành nghề. Có ý kiến cho rằng, thẻ hành nghề nên được mở rộng tới các đối tượng văn nghệ sĩ ở những lĩnh vực khác để tránh tình trạng loạn danh xưng như hiện nay. Nhưng nhìn lại, thẻ hành nghề có phải là giải pháp đúng đắn? Bởi sau khi áp dụng trong lĩnh vực biểu diễn một thời gian, thẻ hành nghề không thay đổi được những bất cập trong quản lý và đã bị bãi bỏ.

Tất nhiên, việc cho ra đời và tồn tại những nghệ sĩ “nửa mùa” này còn do một phần lỗi của công chúng và sự dễ dãi trong tiếp nhận nghệ thuật. Thị hiếu và thẩm mỹ nghệ thuật của đa phần dân ta quá dễ dãi. Nghe bất cứ loại gì, bất cứ khi nào và bất cứ ai hát, họ nghe cho vui tai mà không cần để ý nội dung hoặc có thể họ để ý nhưng vẫn nhìn thấy cái hay. Điều này đã được nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 chua chát nhận xét: "Ca sĩ bây giờ đa số chỉ chú trọng ăn mặc, make-up cho đẹp và lên sân khấu hát thì sau lưng có một đám múa... Nhiều ca sĩ hát hay nhưng chưa nổi được, tại vì bây giờ còn phụ thuộc vào công nghệ lăng xê".

Trong cuộc sống, mọi thứ đều phải có chuẩn mực. Chuẩn mực cao sẽ chứng tỏ một mặt bằng dân trí cao... Đồng thời sự dễ dãi, tự hạ thấp các chuẩn mực, đặc biệt trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật đã làm mất đi những giá trị lẽ ra phải có. Việc tự phong và lạm dụng một cách quá dễ dãi trong nghệ thuật đã phương hại đến ý nghĩa tự thân của danh xưng cao quý ấy. Có lẽ đã lúc người của công chúng cần nhìn lại chính mình, về những gì đã làm cho nghệ thuật, về danh xưng “nghệ sĩ” mà công chúng ưu ái trao cho! Còn những loại người mẫu, loại ôm cột múa... thì chỉ là “gừng sĩ” mà thôi.

Vương Tâm